logo

Đọc hiểu Đất quê ta mênh mông: Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Đất quê ta mênh mông: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Chỉ ra hình ảnh, từ ngữ miêu tả người mẹ trong khổ thơ sau: Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh/ Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc/ Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác/ Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ tương phản trong hai câu thơ sau: Nơi hầm tối là nơi sáng nhất/ Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam. Anh/chị có ấn tượng nhất đối với ý thơ nào trong đoạn thơ? Vì sao?

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh

Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc

Mẹ vẫn đào hầm đại bác

Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh 

Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh

Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước

Hầm mẹ giăng như luỹ như thành

Che chở mỗi bước chân con bước..

Đất quê ta mênh mông

Quân thù không xâm hết được

Lòng mẹ rộng vô cùng

Mẹ giấu cả sư đoàn dưới đất

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam...

Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên

Quân thù bạt vía

Xung quanh chúng đều là trận địa.

Đất quê ta mênh mông

Lòng mẹ rộng vô cùng.

(Trích “Đất quê ta mênh mông”, Bùi Minh Quốc, Thơ chống Mỹ, NXB Giáo dục, 1985)

Đọc hiểu Đất quê ta mênh mông: Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh

Đọc hiểu Lời con muốn nói

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra hình ảnh, từ ngữ miêu tả người mẹ trong khổ thơ sau:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ tương phản trong hai câu thơ sau: 

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

Câu 4. Anh/chị có ấn tượng nhất đối với ý thơ nào trong đoạn thơ? Vì sao?


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Biểu cảm

Câu 2. Trong khổ thơ sau:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả người mẹ là: Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh đến khi mẹ đã phơ phơ đầu bạc mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác. 

Mẹ làm công việc đào hầm từ khi lúc còn trẻ đến khi tóc đã bạc. Công việc đào hầm của mẹ diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ trong bóng đêm miệt mài không ngừng nghỉ. Đây là một người mẹ bình thường nhưng vĩ đại.

Câu 3. 

Hai câu thơ sau: 

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

Biện pháp tu từ tương phản được sử dụng đã tạo ra hiệu quả: Tăng sức gợi hình, gợi cảm. Tác giả dùng biện pháp tương phản để làm nổi bật lên ánh sáng nơi hầm tối. Đó chính là nơi trú ẩn, là nơi sự sống trực chờ sinh sôi đợi đến ngày nắng đẹp. Sử dụng biện pháp tương phản cũng là để thể hiện tình cảm của tác giả với quá trình chiến đấu cách mạng.

Câu 4. 

Ý thơ ấn tượng nhất đối với em trong đoạn thơ trên là: “Mẹ giấu cả sư đoàn dưới đất/ Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất/ Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam". Ba dòng thơ này là một ý thơ hay và khiến cho mỗi chúng ta xúc động vô cùng. Những người mẹ anh hùng đã đào hầm, làm nơi trú ẩn của những chiến sĩ, của cả binh đoàn. Nhưng cũng chính nơi đó có thể làm nên những điều kỳ diệu. Người mẹ trong đoạn thơ được lấy nguyên mẫu từ mẹ Mua. Người mẹ đã từng nuôi giấu nhà thơ ở khu căn cứ K20. Hình ảnh đất nước và người mẹ hiện ra thật đẹp. Người mẹ bình thường nhưng vĩ đại đã hiện lên trong những dòng thơ đầy ám ảnh, kết tinh vẻ đẹp của cả một thời đại chống Mỹ.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Đất quê ta mênh mông. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2023 - Cập nhật : 29/06/2023