logo

Đọc hiểu Giấc mơ của bà nội

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Giấc mơ của bà nội hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đề đọc hiểu Giấc mơ của bà nội - Mẫu 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bao giờ cũng vậy, cứ đến chủ nhật là bà nội lại từ làng quê ngoại thành vào phố chơi với chúng tôi. Bà đến quãng chín giờ sáng. Đến là cho quà ríu rít và chuyện trò. Ôi, dường như là bao nhiêu thương nhớ sau một tuần xa cách và tích đọng từ bao năm, giờ mới có dịp bộc lộ. Bà giở cái túi xách tay ra. Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tầu chạy đường Lao Cai - Hà Nội là cái túi có phép thần. Ở trong nó có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu. Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị mệt và hoa hòe cho bố tôi mới chơm bị tăng huyết áp. Vườn nhà bà có cây hòe. Hòe ra nụ, bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. 

- Bố anh ngày xưa cũng hay bị nhức đầu, hoa mắt, uống hoa hòe quanh năm là đỡ đấy. 

Bà chả nhớ sót điều gì. Thấy tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bà bảo, chẳng bù cho ông cháu, chả bao giờ thấy ra tí mồ hôi nào, kể cả lúc ngồi ở toa tàu bí gió. Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng. Khô rồi cũng đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói. Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú. Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun. Nắm cổ tay tôi, bà kêu sao cháu bà gầy thế. Thấy tôi gãi đùi, gãi cẳng chân, bà bắt tôi kéo quần lên cho bà xem. Rồi bà giẫy nẩy lên: Thằng bố, con mẹ mày nó bận công bận việc nhà tầu, nó chẳng để ý gì đến con cả. Ai lại để con gầy gò, ghẻ lở thế!. Rồi bà ra chợ mua nắm lá về đun tắm cho tôi. Rồi giao hẹn với mẹ tôi, ngày nào cũng phải như thế. Phải cho tôi ăn uống ngon lành. Không thì bà đón về ở với bà. Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ. 

(Trích Giấc mơ của bà nội, Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, Ma Văn Kháng, NXB Kim Đồng, 2012, tr. 82,83) 

Đọc hiểu Giấc mơ của bà nội

Chọn đáp án đúng cho các câu dưới đây

Câu 1. Cái túi có phép thần của bà có những thức nào sau đây: 

A. Nhãn, na, roi, gương sen 

B. Nhãn, na, roi, bột sắn, hoa hòe 

C. Nhãn, na, roi, gương sen, nắm lá 

D. Nhãn, na, roi, gương sen, bột sắn, hoa hòe 

Câu 2. Hành động nào sau đây không phải là việc bà làm khi bà đến chơi vào ngày chủ nhật? 

A. Sửa sang lại bàn thờ 

B. Lau chùi bát đĩa, bàn ghế 

C. Đi chợ mua thức ăn 

D. Đem quần áo ra phơi phóng 

Câu 3. Câu văn: Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tầu chạy đường Lào Cai - Hà Nội là cái túi có phép thần có mấy phó từ?

A. Một 

B. Hai 

C. Ba 

D. Bốn 

Câu 4. Nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất tạo nên hiệu quả gì cho đoạn truyện? 

A. Lời kể tự nhiên, chân thực 

B. Cảm xúc được bộc lộ tự nhiên, chân thành 

C. Tạo tính khách quan cho câu chuyện 

D. Cả A, B đúng 

Câu 5. Trong các câu văn sau văn, câu nào có thành phần vị ngữ là một cụm từ? 

A. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. 

B. Vườn nhà bà có cây hòe.

C. Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú. 

D. Tất cả các câu văn trên. 

Câu 6. Phương án nào không nêu đúng tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong những câu văn sau: Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng. 

A. Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập cho đoạn văn

B. Làm nổi bật sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu thương của bà dành cho con cháu

C. Thổi hồn vào nhân vật người bà, khiến người bà hiện lên gần gũi, sinh động

D. Thấy được tình yêu thương, niềm kính trọng, biết ơn của nhà văn dành cho bà

Đọc hiểu Giấc mơ của bà nội

Đề đọc hiểu Giấc mơ của bà nội - Mẫu 2

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

Bao giờ cũng vậy, cứ đến chủ nhật là bà nội lại từ làng quê ngoại thành vào phố chơi với chúng tôi. Bà đến quãng chín giờ sáng. Đến là cho quà ríu rít và chuyện trò. Ôi, dường như là bao nhiêu thương nhớ sau một tuần xa cách và tích đọng từ bao năm, giờ mới có dịp bộc lộ. Bà giở cái túi xách tay ra. Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tầu chạy đường Lao Cai - Hà Nội là cái túi có phép thần. Ở trong nó có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu. Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị mệt và hoa hòe cho bố tôi mới chơm bị tăng huyết áp. Vườn nhà bà có cây hòe. Hòe ra nụ, bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. 

- Bố anh ngày xưa cũng hay bị nhức đầu, hoa mắt, uống hoa hòe quanh năm là đỡ đấy. 

Bà chả nhớ sót điều gì. Thấy tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bà bảo, chẳng bù cho ông cháu, chả bao giờ thấy ra tí mồ hôi nào, kể cả lúc ngồi ở toa tàu bí gió. Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng. Khô rồi cũng đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói. Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú. Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun. Nắm cổ tay tôi, bà kêu sao cháu bà gầy thế. Thấy tôi gãi đùi, gãi cẳng chân, bà bắt tôi kéo quần lên cho bà xem. Rồi bà giẫy nẩy lên: Thằng bố, con mẹ mày nó bận công bận việc nhà tầu, nó chẳng để ý gì đến con cả. Ai lại để con gầy gò, ghẻ lở thế!. Rồi bà ra chợ mua nắm lá về đun tắm cho tôi. Rồi giao hẹn với mẹ tôi, ngày nào cũng phải như thế. Phải cho tôi ăn uống ngon lành. Không thì bà đón về ở với bà. Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ.

Câu 1: Trong chiếc túi xách của bà, bà đã mang những món quà gì cho con cháu, những cái đó cho thấy điều gì?

Câu 2: Hình ảnh người bà hiện lên, chăm sóc và lo lắng cho các cháu thể hiện qua những chi tiết nào?

Câu 3: Lí do vì sao bà không thể lên ở với con cháu?

Câu 4: Qua đoạn chính, em có suy nghĩ như thế nào về tình cảm của người bà.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Trong chiếc túi xách của bà, bà đã mang những món quà đặc sản của quê hương như các loại quả: nhãn, na, sen, roi, bột sắn và hoa hòe để chữa bệnh cho bố mẹ tôi.

Câu 2: Hình ảnh người bà hiện lên, chăm sóc và lo lắng cho các cháu thể hiện qua những chi tiết đem quần áo của các cháu ra phơi, chải đầu tết tóc cho Tú, dậy chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun, thấy các cháu gầy bà ra chợ mua lá cây về tắm cho chúng tôi.

Câu 3: Lí do bà không thể lên ở với con cháu là vì dưới quê còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, mảnh vườn, hàng xóm, tổ tiên thờ cúng.

Câu 4: Qua đoạn trích, hình ảnh người bà hiện lên với tình cảm yêu thương, quan tâm chăm lo cho các con các cháu, không muốn để các cháu chịu khổ, thấy các cháu ốm đau bà buồn lòng, những tình cảm đó thật đáng trân trọng và thật thiêng liêng. Trong cuộc sống cũng vậy, hãy yêu thương bà khi còn có thể, người đã hết lòng vì gia đình, chịu thương, chịu khó chăm lo toàn vẹn cho con cháu.

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu đọc hiểu Giấc mơ của bà nội do Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 18/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023
/* */ /* */
/*
*/