logo

Đọc hiểu Đường tắt

Tuyển tập Đọc hiểu Đường tắt hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Đường tắt chi tiết nhất.

Xem thêm: Đọc hiểu Con đường của những vì sao


Đọc hiểu Đường tắt số 1

Đường tắt

Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.

*
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.

*
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?

(Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009)

(Ghi chú: Đặng Chân Nhân sinh năm 1993, làm thơ từ lúc 8 tuổi, khi sáng tác bài thơ Đường tắt cậu mới 15 tuổi, đang là học sinh THPT ở Hà Nội)

Đọc hiểu Đường tắt hay nhất thi THPT Quốc gia

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào là: con đường dài và con đường tắt trong bài thơ?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính trong đoạn thơ thứ 2 và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm mà tác giả đưa ra trong đoạn thơ thứ 3 không? Hãy lí giải ý kiến của mình?

Lời giải 

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2. 

– Con đường dài: Là con đường mà chúng ta đang đi, là biểu tượng cho hành trình gian khó, mỗi người đi cần phải nỗ lực, bằng khả năng thực tế, bằng kinh nghiệm … để đạt được mục đích, gặt hái được thành công.

– Con đường tắt: Là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn, không phải khó nhọc nhưng phải dùng thủ đoạn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả

Câu 3. 

– Điệp cấu trúc “Nó không…”

– Tác dụng: Tạo giọng điệu khẳng định mạnh mẽ và nhấn mạnh những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua là: Kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và những cơ hội để tốt hơn. Đi trên con đường nhỏ ấy con người sẽ không có cơ hội để rèn luyện trau dồi nhân cách đạo đức và tình cảm tốt đẹp

Câu 4. 

– Đồng tình

– Vì:

Cuộc sống ngày nay: Việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn. Những kẻ lựa chọn con đường tắt không phải ít. Chúng vốn là những kẻ tham lam, chỉ thấy lợi ích trước mắt; những kẻ sợ khó, sợ cực. Chúng dùng tất cả những mánh khóe, thủ đoạn cốt để thành công. Tuy nhiên sự thành công của chúng không tồn tại được dài lâu. Chúng sẽ bị phấp luật trừng trị hoặc lương tâm cắn rứt.


Đọc hiểu Đường tắt số 2

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Đường tắt
Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?

(Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009)

(Ghi chú: Đặng Chân Nhân sinh năm 1993, làm thơ từ lúc 8 tuổi, khi sáng tác bài thơ Đường tắt cậu mới 15 tuổi, đang là học sinh THPT ở Hà Nội)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên

Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào là: con đường dài và con đường tắt trong bài thơ?

Câu 3. Từ 2 câu thơ: Con đường nhỏ ấy/ Nó bỏ qua rất nhiều thứ; hãy chỉ rõ những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua.

Câu 4. Câu thơ cuối bài: Liệu chúng có thể tồn tại? đã gợi cho anh/ chị những suy tư gì về cuộc sống ngày nay?

Lời giải

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2. Trình bày hiểu biết về con đường dài, con đường tắt

- Con đường dài: Là con đường mà chúng ta đang đi, là biểu tượng cho hành trình gian khó, mỗi người đi cần phải nỗ lực, bằng khả năng thực tế, bằng kinh nghiệm ... để đạt được mục đích, gặt hái được thành công.

- Con đường tắt: Là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn, không phải khó nhọc nhưng phải dùng thủ đoạn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả

Câu 3. Những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua là: Kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và những cơ hội để tốt hơn. Họ sẽ bỏ qua việc rèn luyện để có một nhân cách cao đẹp với phẩm chất đạo đức như: tự trọng, kiên trì, nhân ái, dũng cảm, bao dung vị tha, tự tin, quyết tâm ...; những tình cảm tốt đẹp như: yêu thương, đồng cảm, tự hào, thanh thản ... Ngoài ra còn bỏ qua cơ hội giữ cho thành quả được lâu dài

Câu 4. Câu thơ Liệu chúng có thể tồn tại? gợi suy nghĩ về cuộc sống ngày nay: Những kẻ lựa chọn con đường tắt không phải ít. Chúng vốn là những kẻ tham lam, chỉ thấy lợi ích trước mắt; những kẻ sợ khó, sợ cực. Việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn. Nhưng những con người chân chính sẽ không lựa chọn con đường tắt ấy. Xã hội càng nhiều cám dỗ thì chúng ta càng phải tích cực chống lại nó. Cần phải chọn đi con đường dài để không bị đánh mất mình. Cần có niềm tin vào cuộc sống, vào con người vì hầu hết tất cả mọi người vẫn đã và đang tiếp tục đi trên con đường dài chân chính.

icon-date
Xuất bản : 19/04/2021 - Cập nhật : 07/07/2022