logo

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng

Tuyển tập Đọc hiểu Mặt đường khát vọng hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Mặt đường khát vọng chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mặt đường khát vọng

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau đây: 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ. Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: Nêu lên tác dụng của chất liệu văn học dân gian hiện lên qua hình ảnh, câu thơ.

Câu 3: “Niềm tin rất thật” mà tác giả nhắc đến trong khổ thơ đầu là gì?

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?

Câu 5: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: 

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Câu 6: Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng ở 4 câu thơ cuối đoạn trích và cho biết hiệu quả của nó.

Câu 7: Từ đoạn trích trên anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh và niềm tin trong cuộc sống?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu: 

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên là: nghệ thuật.

- Phương thức biểu đạt chính l của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2:

Chất liệu văn học dân gian:

+ Vận dụng truyện cổ tích “Tấm cám” qua câu thơ: “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”

+ Gợi nhớ đến truyện cổ tích “Ăn khế trả vàng” qua câu thơ: “Cây khế chua có đại bàng đến đậu”

+ Nhắc đến tục ngữ “Người ta là hoa của đất” qua câu “Hoa của đất”

=> Những chất liệu văn học dân gian góp phần tạo sự gần gũi, thân thuộc cho đoạn thơ. Tái hiện lên hình ảnh con người Việt nam, hiền hòa, nhân hậu, nặng nghĩa tình và ngập tràn niềm tin vào cuộc sống.

Câu 3: 

“Niềm tin rất thật” được tác giả nhắc đến chính là niềm tin của dân tộc Việt Nam vào một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Niềm tin vào những thứ tốt đẹp mà cuộc sống mang lại để bù đắp cho những khó khăn, vất vả  của mỗi con người.

Câu 4: 

Hàm ý ẩn trong câu thơ “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa" muốn nói rằng trong cuộc đời mỗi con người ắt hẳn không thể tránh khỏi những trông gai, thử thách. Nếu ta biết đứng dậy sau vấp ngã, biết đổi bại thành thắng, biết lấy sự khó khăn làm bàn đạp để cố gắng thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công, chinh phục chính bản thân mình.

Câu 5:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: ẩn dụ. có tác dụng giúp câu thơ trở nên sinh động, tăng giá trị biểu cảm, tạo chiều sâu và gợi nên nhiều ý hiểu cho người đọc. Qua đó cho ta thấy được sức sống mãnh liệt của hoa trước sự cằn cỗi, khô cằn của đất cũng như việc con người có sức sống mãnh liệt, nghị lực vươn lên trước khó khăn, thử thách. Hình ảnh “Hoa của đất, người trồng cây gây dựng” nhằm khẳng định rằng con người chính là kết tinh của những bông hoa đẹp nhất, đáng trân trọng nhất. 

Câu 6:

Phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích là: những chân trời, những mảnh đất, những biển khơi, những ngàn sao.

Tác giả sử dụng phép liệt kê nhằm khẳng định khát khao về những điều lớn lao, tươi đẹp của cuộc sống.

Câu 7:

Đoạn thơ trên đã cho em thấy được một sức mạnh luôn bùng cháy trong trái tim của mỗi con người Việt Nam, đó chính là sức mạnh và niềm tin về một cuộc sống yên bình, chan hòa yêu thương xuất phát từ những câu truyện cổ tích đến những điều lớn lao về chân trời, mảnh đất, ngàn sao. Để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hiện tại, con người Việt Nam đã phải đổ biết bao mồ hôi sương máu, chịu thương chịu khó, luôn sống với một thái độ lạc quan và tấm lòng nhân hậu. Cùng với ý chí quyết tâm, bất khuất trước những nghịch cảnh éo le, những con người đó đã thực hiện được khát khao của dân tộc, đưa nước Việt Nam phát triển vững mạnh.


Đọc hiểu Mặt đường khát vọng - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau đây: 

Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian? 

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ:  “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

Chất liệu văn học rất gian được thể hiện trong bài qua những từ ngữ: Cô Tấm, hoàng hậu, Cây khế chua, đại bàng, hoa của đất.

Câu 2:

Câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa” mang ý nghĩa là con người khi sống có bản lĩnh, không chịu khuất phục trước khó khăn. luôn sống với tâm hồn cao đẹp, nhân ái thì ắt sẽ gặt hái được thành công. Chính những thử thách, trông gai đó đã hình thành nên cốt cách của con người.

Câu 3:

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích là phép điệp: những chân trời, những mảnh đất, những biển khơi, những ngàn sao. Nhằm nhấn mạnh khát khao biến ước mơ chinh phục thiên nhiên, chinh phục những điều tưởng chừng như không thể, chinh phục cuộc sống tươi đẹp của con người thành hiện thực. Ước mơ đó chỉ vỏn vẹn trong 4 câu văn nhưng lại mang một giá trị thiêng liêng, to lớn.

Câu 4:

Đoạn trích gợi lên cho em một tinh thần yêu nước sục sôi trong trái tim của mỗi con người Việt nam. Dù có khó khăn, gian khổ đến đâu, con người Việt Nam vẫn vững niềm tin, khát khao cháy bỏng về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Vẫn giữ vững tấm lòng thủy chung son sắc, hiền hòa và nhân hậu. Đó chính là kết tinh của lòng yêu nước, ngấm chảy trong máu của mỗi con người Việt Nam.


Đọc hiểu Mặt đường khát vọng - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau đây:

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra 2 yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ? Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn thơ này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Câu 3: Theo anh/ chị, đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: tự do

Câu 2:

Các yếu tốt chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ là: 

+ Hình ảnh “cây khế” trong truyện cổ tích “Ăn khế trả vàng” 

+ Hình ảnh nhân vật “cô Tấm” trong truyện cổ tích “Tấm cám”

+ Hình ảnh “hoa của đất” hiện lên trong câu tục ngữ “Người ta là hoa của đất”

Với cách diễn đạt mới lạ, độc đáo, hình ảnh chất liệu văn hóa dân gian hiện lên  vừa mới lạ vừa thân buộc bởi những hình ảnh quen thuộc, thân thương.

Câu 3:

Đoạn thơ trên nói lên tình yêu, niềm tự hào về quê hương Việt Nam nghìn năm văn hiến. Con người Việt Nam sinh ra và lớn lên từ những câu tuyện cổ tích thấm đậm tình người, từ những khó khăn, vất vả, lam lũ để rồi gặt hái được những trái chín ngọt lành. Con người viết Nam dám nghĩ, dám làm, phấn đấu từng ngày để chinh phục thiên nhiên, đất nước, mở ra những chân trời mới.

Câu 4:

Hình ảnh để lại trong em ấn tượng sâu sắc đó chính là hình ảnh: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”. Câu thơ trên cho em thấy được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, loài hoa trên mảnh đất cằn cỗi. Qua đó cũng nói lên tinh thần kiên trung, bất khuất của dân tộc Việt Nam, không quản ngại khó khăn mà vùng lên rành lại sự sống, tinh thần đó thật đáng quý, đáng trân trọng.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Mặt đường khát vọng. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 19/04/2021 - Cập nhật : 12/11/2022