logo

Top 2 đề Đọc hiểu Đường đi khó (mới nhất)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Đọc hiểu Đường đi khó hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc hiểu Đọc hiểu Đường đi khó

   Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì (…)

   Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.

   Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

(Trích Mạo hiểm của Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)

Đọc hiểu Đường đi khó hay nhất thi THPT Quốc gia

Đọc hiểu Đường đi khó - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn trích đã sử dụng tao tác lập luận chính là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Anh/chị hiểu câu nói Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông như thế nào?

Câu 4: Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.

Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

Câu 5: Câu “Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.” sử dụng biện pháp tu từ gì?Tác dụng?

Câu 6: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến thanh niên Việt Nam?

Câu 7: Ngày nay, có rất nhiều người chọn cách sống “an nhàn, vô sự”. Anh/chị nhận xét gì về cách sống ấy? (Trình bày bằng một đoạn văn 5 - 7 dòng).

Câu 8: Từ văn bản trên anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc thanh niên ngày nay cần làm gì để không trở nên “sống thừa”.

Câu 9: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về “tinh thần mạo hiểm”.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: nghị luận.

- Thao tác lập luận chính: bình luận. 

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích:

- Ca ngợi những con người dám đương đầu với khó khăn, thử thách, không ngại khó ngại khổ.

- Phê phán những người có lối sống thụ động, hèn nhát.

Câu 3. Câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" được hiểu là: Đường đi khó không phải vì con đường ấy khó, có nhiều chướng ngại vật mà khó bởi người đi đường không có quyết tâm cao, ngại khó ngại khổ.

Câu 4.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng: liệt kê và điệp từ.

→ Tác dụng:

+ Diễn tả đầy đủ và nhấn mạnh vào lối sống thụ động, hèn nhát.

+ Làm cho câu văn sinh động hơn.

Câu 5. 

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm).

→ Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống tích cực của thanh niên.

Câu 6. 

Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp đến thanh niên Việt Nam rằng hãy nên phải biết mạo hiểm, biết xông pha, không ngại khó khăn vất vả thì mới có thể có thành công.

Câu 7. 

Ngày nay, có rất nhiều người chọn cách sống “an nhàn, vô sự”. Em vừa đồng tình vừa không đồng tình với ý kiến này. Đồng tình là do cuộc sống này là của mình, muốn sống như nào cũng là ý của mình, là cuộc đời của mình, không có ai có quyền được can thiệp và bắt mình thay đổi. Sống an nhàn, vô sự cũng có thể là do bản thân họ đã tích lũy được cho mình của cải, gia đình viên mãn nên họ chọn cách sống này. Còn không đồng tình là do đây có thể là cách sống quá an toàn, không phù hợp với thời đại. Sống quá an nhàn sẽ khiến bạn không có quá nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 8. 

“Sống thừa” là một lối sống khá phổ biến hiện nay. Đây là lối sống khép mình, thụ động, không có ý thức vươn lên, cạnh tranh trong cuộc sống. Là những thanh thiếu niên, là những mầm non tương lai của đất nước, em thấy mình cần có những hoài bão, những ước mơ lớn hơn để vươn xa hơn. Tăng cường vận động, nhận thức được vai trò của mình trong gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta có những định hướng rõ ràng về cuộc sống, từ đó tìm ra những lý tưởng, mục đích sống và làm nhiều việc để thực hiện được điều đó. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thanh niên mang suy nghĩ và có lối sống an nhàn, vô sự, không có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Những người như thế sẽ luôn khép mình và sợ hãi trước đám đông và khi giao tiếp với mọi người. Việc không hòa nhập với cộng đồng đã khiến chúng ta mất đi nhiều trải nghiệm và nhiều bài học trong cuộc sống. Đồng thời khi sống quá khép mình sẽ khiến chúng ta chán nản và không tìm được ý nghĩa với cuộc sống. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực không nên có và có thể có những hành động dại đột. Vì thế nên mỗi chúng ta hãy mở lòng ra và xây dựng một lối sống hòa nhập với mọi thứ xung quanh. Hãy luôn để những ước mơ bay cao và bay xa hơn, giúp chúng ta có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống và thành công hơn.


Đọc hiểu Đường đi khó - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 

Câu 2: Theo tác giả, vì sao lâu nay, những đấng anh hùng làm nên việc gian nan không ai làm nổi?

Câu 3: Tác giả đã thể hiện thái độ gì với những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự.

Câu 4: Khái niệm “tinh thần mạo hiểm” được hiểu như thế nào?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: nghị luận.

Câu 2: 

Theo tác giả, lâu nay, những đấng anh hùng làm nên việc gian nan không ai làm nổi là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì.

Câu 3: 

Tác giả đã thể hiện thái độ phê phán với những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự.

Câu 4: 

Khái niệm “tinh thần mạo hiểm” được hiểu là liều lĩnh, luôn sống vì dân, vì nước, không biết cái khó là gì, không ngại khổ ngại khó.. “Mạo hiểm” trong bài còn là sự mạnh mẽ, biết xông pha.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Đường đi khó. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 19/04/2021 - Cập nhật : 14/11/2022