logo

Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai

Tuyển tập Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai chi tiết nhất.


Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai - Đề số 1

… Ốc sên con luôn thấy bực bội với cái vỏ vừa nặng vừa vụng về của mình, nó bèn hỏi mẹ: “Tại sao con lại phải vác cái vỏ này? Con sâu róm không có xương, bò cũng rất chậm, sao nó không cần có vỏ?” Sên mẹ đáp: “Vì sâu róm có thể hóa thành bươm bướm, nó có thể bay rất cao, bầu trời có thể bảo vệ cho nó.” Sên nhỏ lại hỏi: “Thế còn giun thì sao? Nó cũng không có xương, bỏ cũng không nhanh, lại không cần có vỏ.” Sên mẹ trả lời: “Vì giun có thể chui xuống đất, đất sẽ bảo vệ cho nó.” Sên nhỏ nghe xong bỗng òa lên khóc: “Số chúng ta thật khổ, bầu trời và mặt đất đều không bảo vệ cho ta. “Sên mẹ cười nói: “Thế nên chúng ta mới có vỏ, chúng ta không dựa vào trời đất mà dựa vào chính mình!”…

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo đoạn trích, vì sao sâu róm và giun không cần có vỏ?

Câu 3: Hình ảnh cái vỏ trong cách nhìn của ốc sên con và ốc sên mẹ khác nhau như thế nào?

Câu 4: Nêu một thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: tự sự.

Câu 2: 

Theo đoạn trích, sâu róm và giun không cần có vỏ vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy và em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.

Câu 3: 

Hình ảnh cái vỏ trong cách nhìn của ốc sên con và ốc sên mẹ rất khác nhau:

+ Với ốc sên con cái vỏ rất nặng nề, cồng kềnh và không có giá trị gì cả.

+ Với ốc sên mẹ thì ngược lại, vỏ là phương tiện để bảo vệ cơ thể của chúng, mang ý nghĩa rất to lớn.

Câu 4: 

Một thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích là lời ốc sên mẹ nói với ốc sên con: Thế nên chúng ta mới có vỏ, chúng ta không dựa vào trời đất mà dựa vào chính mình!”…

Cuộc sống này vốn không hoàn hảo, chúng ta hãy nên trân trọng và nâng niu những gì mình đang có và dựa vào chính bản thân mình và nỗ lực, cố gắng không ngừng.


Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai - Đề số 2

     Chẳng ai vừa sinh ra đã là một viên ngọc trai, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều phải trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt nữa. Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai, thì hãy coi mình như một hạt cát. Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó hãy nhìn nhận một cách đúng đắn những lời chỉ trích, phê bình của người khác, cố gắng thầm lặng để từng bước, từng bước một làm tốt mọi chuyện. Cứ như vậy, rồi sẽ có một ngày, người khác cũng sẽ nhận ra bạn là viên ngọc trai vô giá.

(Từ hạt cát đến hạt ngọc trai - 85 triết lý sống tích cực của Marcus Aurelius Trầm Linh

Hạ Dịch Ân (biên soạn, Nguyễn Lệ Thu (dịch), NXB Thanh Niên 2016. tr, 23)

Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai hay nhất thi THPT Quốc gia

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 2: Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai thì hãy coi mình như một hạt cát (1,0 điểm).

Câu 4: Theo tác giả, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Vậy theo anh/chị để thành công thì chúng ta cần phải làm gì (1,0 điểm).


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2:

Biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ:"ngọc trai"

→ Nhấn mạnh: vẻ đẹp của sự nỗ lực và phấn đấu trong cuộc sống.

- So sánh :"như một viên ngọc trai" và" như một hạt cát"

→ Nhấn mạnh: làm nổi bật của bản thân phải biết kiên trì và nhẫn nại thì mới đến sự thành công và xúng đáng vô giá.

Câu 3:

- Tác giả muốn nói là dù mình làm việc gì cũng chưa đủ để người ta tôn trọng mình thì hãy coi mình một vật nhỏ từ từ rồi sẽ thành công với tất cả những nỗ lực của chính mình.

Câu 4:

- Muốn thành công chúng ta cần phải làm là :

+ Hãy suy nghĩ và nhìn nhận những cái đúng đắn, phê bình của người khác.

+ Không được nản lòng với những chỉ trích của người khác.

+ Cố gắng bản lĩnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.


Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai - Đề số 3

     Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 

     Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi, chẳng khác gì việc chúng ta bàn luận về người khác vậy.[…] Nhiều khi chúng ta cảm thấy phiền muộn, không biết phải làm sao,chính là vì ta đã quá để tâm đến ý kiến của người khác. Có lúc người khác nói ta không làm được, ta liền thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc. Nếu đó là quy luật tự nhiên thì thế giới này sao lại có được những phát minh như của Edison, càng không có tàu hỏa của Stephenson, cũng chẳng thể sản sinh ra những kì tích khiến bao người kinh ngạc được. Có thể thấy rằng những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu,chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công. 

(Từ hạt cát đến ngọc trai, NXB Thanh niên, 2016, trang 58-59) 

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống? 

Câu 2. Trình bày ngắn gọn các luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm. 

Câu 3. Anh chị có đồng ý với quan điểm: Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công? Vì sao? 

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản. 


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 

Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Thành công không phụ thuộc vào ý kiến của người khác mà nhờ chính vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người.

Câu 3. Luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm: 

- Lí lẽ: Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi; không nên thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc; phải giữ vững mục tiêu của mình 

- Dẫn chứng: thành công của Edison, Stephenson.

Câu 4. Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công. 

- Thí sinh có thể đồng ý, hoặc có ý kiến bổ sung: cần giữ vững mục tiêu của mình, nhưng cũng phải biết lắng nghe, tiếp thu những góp ý tích cực, có tính xây dựng từ người khác.

- Thí sinh đưa ra lí giải cho ý kiến lựa chọn, cần ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục, giáo viên linh hoạt trong đánh giá. 

icon-date
Xuất bản : 19/04/2021 - Cập nhật : 09/06/2023