logo

Đọc hiểu Dáng đứng Việt Nam (3 đề)

icon_facebook

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Dáng đứng Việt Nam hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Dáng đứng Việt Nam đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Dáng đứng Việt Nam - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.


 
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng

Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn

Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.


 
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong


 
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

(Trích Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân, )

Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ  nào?

Câu 2. Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng.

Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

Lời giải
 
Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
 
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh 

– Hiệu quả: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh; thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ 

Câu 4.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.

Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ (Cảm phục, thấu hiểu, biết ơn,…)


Đọc hiểu Dáng đứng Việt Nam - Đề số 2

ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng

Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn

Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷAnh là chiến sĩ Giải phóng quân.

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)

Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.

Câu 4.

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng quân?

Lời giải

Câu 1. Phương thức biểu cảm, tự sự.

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể.

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh.

– Tác dụng: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh; thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ.

Câu 4.

* (Gợi ý):

Khổ cuối bài thơ, giọng thơ chùng xuống như khúc tưởng niệm những con người bất diệt đã hy sinh vì nghĩa lớn. Ý thơ là lời khẳng định về ý nghĩa của cái chết. Dáng đứng của Anh và cuộc đấu tranh sôi sục của nhân dân Miền Nam đã tạc vào lịch sử một dấu son chói lọi. Sự ra đi của người chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất năm nào sẽ là bệ phóng đưa đất nước lên tầm cao mới. Bài thơ ra đời năm 1968 mãi đến 7 năm sau Miền Nam mới hoàn toàn giải phóng và Lê Anh Xuân cũng hy sinh từ dạo ấy nhưng thi sĩ đã dự báo trước một mùa xuân sẽ đến trong tương lai.


Đọc hiểu Dáng đứng Việt Nam - Đề số 3

Đọc văn bản  sau:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
3-1968

(In trong “Thơ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân)”, NXB Văn học, 1993)

Câu 1. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: 

Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ:  

“Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.

Câu 3. Hình ảnh “dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ” đã đem đến cho anh/chị những suy nghĩ như thế nào về vẻ đẹp của đất nước?

Câu 4. Sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân đã gợi cho anh/chị điều gì về trách nhiệm với đất nước của thế hệ trẻ ngày nay?

Lời giải

Câu 1:

Hai câu thơ đã nói lên niềm tin vào giá trị, ý nghĩa lớn lao của sự hi sinh của những người chiến sĩ giải phóng quân. Sự hi sinh anh dũng của các anh sẽ giúp cho đất nước được hòa bình, tươi đẹp, tràn ngập sắc xuân. 

Câu 2:

- Biện pháp tu từ so sánh: “Anh” (chiến sĩ giải phóng quân) – “bức thành đồng”: 
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật khí phách kiên cường, bất khuất, ý chí mạnh mẽ, lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước của những người chiến sĩ giải phóng quân.
+ Thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, sự khâm phục, ngưỡng mộ của nhà thơ.
+ Gửi gắm thông điệp tới bạn đọc về lòng yêu nước, trân trọng và biết ơn những người đã hi sinh cho đất nước được độc lập, tự do.
+ Giúp cho lời thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

Câu 3:

- Đất nước Việt Nam kiên cường, hiên ngang, bất khuất, anh dũng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. 
- Vẻ đẹp đó được tạo nên từ những hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người Việt Nam. Đó là vẻ đẹp trường tồn, bất diệt đáng trân trọng, tự hào, khâm khục và ngợi ca.

Câu 4:

- Sự hi sinh của những người chiến sĩ giải phóng quân thật lớn lao, cao đẹp. Nhờ có sự hy sinh dũng cảm của họ mà đất nước được hoà bình, thống nhất. Vì vậy thế hệ trẻ ngày nay phải luôn ghi nhớ, trân trọng và biết ơn những sự hi sinh đó.
- Cần có lí tưởng sống đúng đắn, tích cực học tập, rèn luyện để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

icon-date
Xuất bản : 06/06/2021 - Cập nhật : 18/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads