logo

4 Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội (mới)

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Một người Hà Nội hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Một người Hà Nội đầy đủ nhất.


Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội - Đề số 1

Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi:

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Trích)

“…Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”

(Nguyễn Khải, SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nxb GD 2008)

4 Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội (mới)

Câu 1: Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là ai?

Câu 2: Sự thành công của tác giả trong việc phác họa thành công nhân vật bà Hiền thể hiện điều gì?

Câu 3: Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?

Lời giải

Câu 1: Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là: người kể chuyện xưng "tôi".

Câu 2: Tác giả thành công trong việc phác họa nhân vật bà Hiền thể hiện được sự sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội.

Câu 3: Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa là: thể hiện những về quy luật của sự sống, suy nghĩ về lẽ đời, ...


Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội - Đề số 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự đời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.

Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được".

(Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải)

4 Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội (mới)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ??

Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Câu 3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn: “Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.”

Câu 4. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội.

Lời giải

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền, xưng tôi.

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là: kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh, sống lại và trổ lá non.

Câu 3: Ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn: “Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.” là:

- Cây si: chính là biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến - Hà Nội

- Cây si hồi sinh: lại sống ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi cho những giá trị tinh thần của Hà Nội.

- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự khác thường, mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tâm con người.

Câu 4: Gợi ý:

- Về địa lí: Thủ đô thân yêu của chúng ta - nơi mang nhiều vẻ đẹp đặc sắc, tiêu biểu của nền văn hóa nước nhà.

- Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua nghìn năm văn hoá. Dù trải qua nhiều biến động của lịch sử nhưng Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính

- Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, giữ được nếp nhà và giữ được nếp người.

- Những cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đối với đất nước


Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội - Đề số 3

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”

(Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải - Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo thao tác lập luận nào ?

Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ?

Câu 3. Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó.

Câu 4. Tại sao nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng ?

Lời giải

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo thao tác lập luận: bình luận

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn là: Những suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Khải về nhân vật bà Hiền để gợi lên những nét đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội.

Câu 3: Phép điệp trong đoạn văn là điệp ngữ (hạt bụi vàng)

- Hiệu quả nghệ thuật: Sử dụng phép điệp nhấn mạnh phẩm giá người Hà Nội, gợi lên niềm tin, sự lạc quan, tự hào về một hà Nội trong tương lai, văn hoá Hà Nội trong xã hội hiện đại.

Câu 4: Nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng vì: Vẻ đẹp  người Hà Nội truyền thống và Hà Nội hôm nay kết tinh trong con người bà Hiền.

- Cụ thể là:

+ Bà Hiền - người phụ nữ xinh đẹp, có phong cách sang trọng, quý phái.

+ Việc xây dựng gia đình bà có những suy nghĩ sâu xa

+ Bà có quan niệm sống và giáo dục con cái một cách đúng đắn, sâu sắc.

+ Luôn có niềm tin vào giá trị, sức mạnh của những truyền thống văn hóa tốt đẹp.

+ Giữa thời Hà Nội sống trong xã hội hiện đại, bà vẫn giữ gìn phong cách của người Hà Nội: phong lưu, nề nếp, văn hóa.

4 Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội (mới)

Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội - Đề số 4

Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời […] Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều lý sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng.

                                    (Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải, Ngữ văn 12, tập 2, Ban Cơ Bản , NXB Giáo Dục 2015)

Câu 1. Đoạn trích đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Nhân vật chính được nhắc đến trong đoạn trích là ai?

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong câu văn: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”.

Câu 4. Nêu những phẩm chất của nhân vật cô được thể hiện trong đoạn trích.

Lời giải

Câu 1. Đoạn văn sử dụng các phương thức biểu đạt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Nhân vật chính được nhắc đến trong đoạn trích là bà Hiền – một người tiêu biểu cho giá trị văn hoá của Hà Nội.

Câu 3. Phép tu từ được diễn đạt trong câu văn nêu trên là phép ẩn dụ. Tác giả dùng hình ảnh “hạt bụi vàng” để ngợi ca vẻ đẹp của bà Hiền.

Tác dụng phép ẩn dụ: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng chiều sâu của vẻ đẹp tâm hồn nhân vật và để lại ý nghĩa:

- Nhắc đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng tuy nhỏ bé nhưng có giá trị quý báu.

- Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng sâu thẳm trong cô là những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại tạo thành những “ánh vàng” chói sáng. Ánh vàng ấy đó là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống đẹp đẽ, cốt cách người Hà Nội.

Câu 4. Phẩm chất của nhân vật cô được thể hiện qua đoạn trích:

- Đó là sự lạc quan, tin tưởng vào sự bất diệt của những giá trị cổ truyền.

- Cô là người hiểu biết, có vốn sống, lối sống riêng

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đề Đọc hiểu Một người Hà Nội. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 05/06/2021 - Cập nhật : 17/11/2022