logo

Trả lời 16 câu hỏi Đọc hiểu bài thơ Về quê của Vũ Xuân Quản (2 mẫu)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Về quê chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Về quê

Theo ông, cháu được về quê
Đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang
Về quê được tắm giếng làng
Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây
Trời cho lồng lộng gió mây
Tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi
Chó mèo cứ quẩn chân người
Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền
Vườn sau, gà bới giun lên
Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau
Buổi trưa cháu mải đi câu
Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều.
Ở quê, ngày ngắn tí teo
Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không

(Vũ Xuân Quản, trích tập thơ Thả diều trên đê, NXB Văn học, 2020, tr.65)


Đọc hiểu Về quê - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ Về Quê được viết theo thể thơ nào? 
A. Thể thơ năm chữ                                                 
B. Thể thơ bốn chữ
C. Thể thơ lục bát                                                   
D. Thể thơ tự do

Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?
A. Người ông                                                     
B. Người cháu
C. Người con
D. Người bà  

Câu 3. Hình ảnh nào Không được nhắc đến trong bài thơ?
A. Đồng xanh                                                             
B. Giếng làng 
C. Sân phơi                                                                 
D. Mái nhà 

Câu 4. Trạng ngữ in đậm trong dòng thơ "Buổi trưa cháu mãi đi câu" có nhiệm vụ gì?
A. Chỉ thời gian                                                           
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ nơi chốn                                                            
D. Chỉ phương tiện

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong dòng thơ "Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền"
A. So sánh.                                                                     
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ                                                                         
D. Liệt kê

Câu 6. Dòng thơ "Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây" có mấy cụm động từ?
A. 1.                                                                                 
B. 2.
C. 3.                                                                                 
D. 4.

Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau:     

Trời cho lồng lộng gió mây
Tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi
Chó mèo cứ quẩn chân người
Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền

Câu 8. Bài thơ đã khơi gợi trong em những tình cảm nào với quê hương?

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

C. Thể thơ lục bát

Câu 2.

B. Người cháu

Câu 3.

D. Mái nhà

Câu 4.

A. Chỉ thời gian

Câu 5.

B. Nhân hóa

Câu 6.

A. 1

Câu 7.

Từ láy: lồng lộng,kẽo kẹt,thảnh thơi
Tác dụng: Các từ láy trong đoạn thơ như "lồng lộng," "kẽo kẹt," "quẩn quẩn," "thảnh thơi" góp phần tạo nên sự sinh động và nhịp điệu cho bài thơ. "Lồng lộng" diễn tả sự bao la của gió mây, mang lại cảm giác không gian rộng mở, thoáng đãng. "Kẽo kẹt" miêu tả âm thanh của tre đu, làm cho khung cảnh trở nên gần gũi và sinh động. "Quẩn quẩn" thể hiện sự quấn quýt của chó mèo quanh người, tạo không khí ấm áp, thân mật. "Thảnh thơi" gợi lên sự bình yên, thư giãn của những chú vịt bầu, giúp khắc họa một không gian làng quê thanh bình, yên ả. Tất cả các từ láy này kết hợp lại, làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, gần gũi và giàu cảm xúc.

Câu 8.

Bài thơ đã gợi lên tình yêu sâu sắc với quê hương, đặc biệt là sự trân trọng đối với công việc lao động yên bình và ấm áp của người nông dân sau mỗi mùa gặt.


Đọc hiểu Về quê - Đề số 2

Câu 1. Từ đồng trong bài thơ và từ đồng trong câu văn "Trống đồng Đông Sơn là di sản văn hóa của người Việt cổ" là từ
A. Từ đồng âm                                                                 
B.Từ đa nghĩa
C. Từ đồng nghĩa                                                              
D. Từ trái nghĩa

Câu 2. Về quê chơi, người cháu được tham gia hoạt động nào?
A. Bịt mắt bắt dê                                                               
B. Từ đa nghĩa
C. Từ đồng nghĩa                                                               
D. Thả diều

Câu 3. Nhận định nào dưới đây phù hợp với đặc điểm của bài thơ?
A. Bài thơ được viết theo thể thơ sáu chữ.
B. Bài thơ không có yếu tố miêu tả và tự sự.
C. Nhịp thơ linh hoạt: nhịp 3/4, nhịp 4/3, nhịp 4/2.
D. Tiếng thứ sáu của câu lục thường gieo vần với tiếng thứ sáu của câu bát.

Câu 4. Chi tiết nào dưới đây được miêu tả trong bài thơ?
A. Lúa xanh mơn mởn. 
B. Ao thu trong veo. 
C. Tre đu kẽo kẹt. 
D. Diều sáo lộn nhào.

Câu 5. Từ nào dưới đây trong bài thơ không phải là từ láy?
A. Ngày ngắn. 
B. Lồng lộng. 
C. Kẽo kẹt. 
D. Tít tắp.

Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của người cháu trong bài thơ?
A. Ngày hè ngắn ngủi của người cháu khi được theo ông về quê.
B. Những trải nghiệm thú vị của người cháu khi được theo ông về quê.
C. Niềm vui mừng, thích thú của người cháu khi được theo ông về quê.
D. Sự ngạc nhiên, bất ngờ của người cháu khi được theo ông về quê.

Câu 7. Từ “thảnh thơi” trong bài thơ được hiểu như thế nào?
A. Nhàn nhã, không có việc gì làm, đang dư thừa thời gian.
B. Ở trạng thái thoải mái không vướng bận, không lo nghĩ gì.
C. Nhiều việc một lúc, việc nọ tiếp việc kia.
D. Chán và nản lòng, không muốn gì nữa.

Câu 8. Người cháu đã cảm nhận về thời gian như thế nào khi về quê chơi? Vì sao người cháu cháu lại có cảm nhận đó?

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

A. Từ đồng âm

Câu 2.

D. Thả diều

Câu 3.

D. Tiếng thứ sáu của câu lục thường gieo vần với tiếng thứ sáu của câu bát.

Câu 4.

C. Tre đu kẽo kẹt. 

Câu 5.

A. Ngày ngắn. 

Câu 6.

C. Niềm vui mừng, thích thú của người cháu khi được theo ông về quê.

Câu 7.

A. Nhàn nhã, không có việc gì làm, đang dư thừa thời gian.

Câu 8.

Người cháu cảm nhận rằng khi về quê, thời gian trôi qua thật nhanh. Bởi vì ở quê hương, mọi thứ diễn ra một cách yên bình, không vội vã. Con người nơi đây được tự do vui chơi mỗi chiều mà không phải lo toan như cuộc sống bận rộn ở thành phố.

icon-date
Xuất bản : 12/12/2024 - Cập nhật : 12/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads