logo

Trả lời 8 câu hỏi Đọc hiểu bài thơ Nhà không có bố của Nguyễn Thị Mai (2 mẫu)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Nhà không có bố chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn

Bơm xe chẳng hiểu cái jun

Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

 

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

 

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

 

Cho dù bãi mật phù sa

Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

(Nguyễn Thị Mai)


Đọc hiểu Nhà không có bố - Đề số 1

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ gì giúp em xác định điều đó?

Câu 2: Em hiểu nội dung dòng thơ “Không có bố, không thì giờ" như thế nào?

Câu 3: Tìm từ láy trong dòng thơ sau “Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con”? Từ láy trên đã góp phần diễn tả điều gì?

Câu 4: Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì?

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

Bài thơ trên thuộc thể thơ lục bát.

Ta có thể xác định thể thơ của bài thơ trên dựa vào :

- Số câu : Đặc trưng của thể thơ này gồm các cặp câu , mỗi cặp câu sẽ gồm một câu 6 tiếng ( lục) và một câu 8 tiếng  (bát) xen kẽ với nhau.

- Cách gieo vần : Chữ cuối của câu lục sẽ vần với chữ thứ 6 của câu bát tiếp theo. Ví dụ như:

"Ngày đông gió bấc mưa dầm 
Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con"

Ngoài ra, với các tính chất vốn có của một bài thơ lục bát cũng giúp ta dễ ràng xác định được bài thơ trên thuộc thể thơ lục bát.

Câu 2: 

Qua dòng thơ "Không có bố, không thì giờ" cho ta thấy rằng khi thiếu vắng bố, gia đình cũng mất đi nề nếp giờ giấc. Nỗi đau buồn và thương xót khiến mọi thứ trở nên rời rạc, bữa ăn không còn được chờ đợi để cùng bố sum họp. Sự trống vắng ấy làm mất đi cảm giác ấm cúng của những bữa ăn gia đình.

Câu 3: 

- Từ láy có trong dòng thơ : “âm thầm”.

- Từ láy này góp phần diễn tả sự lặng lẽ và cam chịu của hai mẹ con khi phải đối mặt với những khó khăn, vất vả trong khung cảnh thiếu vắng người bố. Nó gợi lên hình ảnh đầy nỗi niềm, nhưng cũng cho thấy sự kiên nhẫn và bền bỉ vượt qua gian khổ của những người ở lại.

Câu 4: 

Qua hai dòng thơ cuối, tác giả đã gửi gắm thông điệp tới những độc giả rằng gia đình giống như một dòng sông, cần có hai bờ để giữ được sự cân bằng và hài hòa, tránh cảnh "bên lở bên bồi". Qua đó, em cảm nhận được bài học sâu sắc về ý nghĩa của gia đình: đó là nơi tràn đầy tình thương, là mái ấm giúp mỗi người trưởng thành theo hướng tích cực, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho từng thành viên. Vì vậy, gia đình là điều vô giá, cần được trân trọng, gìn giữ và vun đắp mỗi ngày.


Đọc hiểu Nhà không có bố - Đề số 2

Câu 1: Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ?

Câu 2: Từ âm thầm xét về cấu tạo là từ gì? Em hãy chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng từ này trong câu thơ?

Câu 3: Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”?

Câu 4: Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi người.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

Cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ được thể hiện qua câu thơ là:

"Nhà không có bố, biết ai pha trà."

Qua dòng thơ đã thể hiện rõ nỗi trống vắng,  sự thiếu hụt và cảm giác không trọn vẹn trong gia đình khi thiếu vắng người bố, đồng thời khái quát được tâm trạng buồn bã và sự mất mát của người viết xuyên suốt bài thơ này.

Câu 2: 

− Từ “âm thầm”  được xét theo cấu tạo là từ láy.

− Tác dụng: Từ láy này tạo nên nhịp điệu cho câu thơ, đồng thời nhấn mạnh tâm trạng và trạng thái lặng lẽ. Nó gợi lên sự hy sinh thầm lặng và sự chịu đựng của mẹ con khi thiếu vắng bố, âm thầm lo toan, đậy che mái dột trong cảnh gian khó.

Câu 3: 

Qua bài thơ, những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố” được khái quát qua những câu thơ: 

- Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô (thiếu sự chăm chút của bố)

- Không có bố, không thì giờ; Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm (về bữa cơm) 

- Đậy che mái dột; Chẳng vui tiếng điếu rít giòn; Bia không mua uống, em còn bán chai (thiếu đi sự che chở của bố)

- Nước đun sôi để nguội hoài; Nhà không có bố, biết ai pha trà (thiếu đi những thói quen của bố)

Câu 4: 

Từ bài thơ, em nhận ra vai trò quan trọng của người bố trong gia đình. Bố là trụ cột, là người mang lại sự che chở, vững chãi và duy trì nề nếp, ấm áp trong tổ ấm mỗi gia đình. Sự thiếu vắng bố không chỉ khiến gia đình mất đi điểm tựa mà còn để lại khoảng trống lớn trong tâm hồn mỗi thành viên.

icon-date
Xuất bản : 07/12/2024 - Cập nhật : 07/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads