logo

Đọc hiểu bài thơ Mùa thu và mẹ (Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn)

icon_facebook

I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm). 
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
MÙA THU VÀ MẸ
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị ....
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.

Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu.
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im...
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!
(Mùa thu và mẹ, Lương Đình Khoa)
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Xác định những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ trong văn bản.
Câu 3. Nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong bài thơ.
Câu 4. Theo em, ở khổ thơ đầu, vị ngọt ngào mà tác giả cảm nhận được tạo nên bởi điều gì?
Câu 5. Bài thơ gợi cho em thông điệp gì?
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Mùa thu và mẹ của tác giả Lương Đình Khoa.

Câu 1

Thể thơ: Tự do

Câu 2

Những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ trong văn bản:

- Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

- Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu

- Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ

- Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

- Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức

HS nêu được 1->2 hình ảnh: 0,25 điểm, 3 hình ảnh trở lên: 0,5 điểm

Câu 3

- Các từ láy: Rong ruổi, ngọt ngào, lặng lẽ, thao thức, mong manh, xao xác, nghiêng nghiêng, rưng rưng 

- Tác dụng 

+ Nhấn mạnh sự vất vả, nhọc nhằn, hi sinh, lặng thầm vun vén cho gia đình của người mẹ

+ Tô đậm sự thấu hiểu, lòng biết ơn, trân trọng, yêu thương của người con đối với mẹ... 

+ Làm cho sự diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tăng tính nhạc, tính hình tượng

Câu 4

Ở khổ 1, Vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi: vị trái chín trong vườn và sự tảo tần, chắt chiu, tình yêu thương… của mẹ.                             

HS diễn đạt đúng 1 ý: 0,5 điểm, từ 02 ý trở lên cho điểm tối đa.

Câu 5

- Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ:                                                                                                       

+ Thương cảm, thấu hiểu cho cuộc đời vất vả của mẹ.

+ Yêu quý, trân trọng, biết ơn công lao to lớn và những vẻ đẹp tâm hồn của mẹ … 

+ Cần yêu thương chăm sóc mẹ mọi lúc.

Hs nêu 02 ý trở lên cho điểm tối đa.

II. VIẾT

Câu 1

a. Đảm bảo cấu trúc và dung lượng của đoạn văn.

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày cảm xúc về bài thơ 

 

c. Bộc lộ cảm xúc về bài thơ: HS có thể triển khai mạch bài theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bộc lộ được cảm xúc về nội dung của bài thơ (Mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp)

Người mẹ gom lại những loại quả chín mùa thu rồi lặng lẽ gánh hàng “rong ruổi trên mọi nẻo đường” bán hàng để nuôi con, dù có vất vả, mẹ cũng chẳng phàn nàn tất cả chỉ vì con. Nhà thơ sử dựng biện pháp liệt kê “những trái na, hồng, ổi, thị…” để nhấn mạnh đó là những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm. Hình ảnh ẩn dụ “ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu” là những tháng ngày vất vả của người mẹ, luôn dành dụm, lặng lẽ vun vén cho gia đình, cho các con. Vị “ngọt ngào” mà được tác giả cảm nhận tạo cũng chính là vị ngọt từ những loại quả được chăm sóc từ những giọt mồ hôi, từ bàn tay khéo léo và sự tảo tần, chắt chiu của người mẹ.

+ Nỗi lòng của người con yêu thương mẹ 

Hình ảnh “giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ”, “nắng mong manh đậu bên thật khẽ” là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh đầy sáng tạo, nhấn mạnh sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của người mẹ dành cho con. Nắng chiều mùa thu vốn dịu dàng, mà sao trên trán mẹ vẫn lấm tấm mồ hôi, đôi vai gầy gò vì nặng gánh mà “nghiêng nghiêng”. Câu thơ cuối đã gợi lên trong lòng người đọc một niềm thương cảm sâu sắc, nỗi xót xa dành cho sự vất vả của người mẹ.

+ Tình yêu thương vô bờ bến của mẹ 

- Nêu cảm nghĩ về những yếu tốt nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; tác dụng của thể thơ tự do trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Bài thơ sử dụng nhiều ngôn ngữ giàu hình ảnh kết hợp với những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo làm cho những câu thơ trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, tăng sức gợi hình, gợi cảm…

 

d. Chính tả, ngữ pháp

 Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.

 

e. Sáng tạo: Đoạn văn viết có cảm xúc, câu văn có hình ảnh.....


 

icon-date
Xuất bản : 04/05/2025 - Cập nhật : 04/05/2025

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads