logo

Đọc hiểu bài Nắng mới

Tuyển tập Đọc hiểu bài Nắng mới hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Nắng mới chi tiết nhất.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng;

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng.

Chập chờn sống lại những ngày không.
 

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,

Lúc Người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.
 

Hình dáng Me tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”

 (Nắng mới – Lưu Trọng Lư)

Đọc hiểu bài Nắng mới hay nhất thi THPT Quốc gia

Đọc hiểu bài Nắng mới số 1

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ trong văn bản.

Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi”

Câu 5: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ: “Nét cười đen nhánh sau tay áo”.

Câu 6: Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 7: Qua văn bản trên anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống của mỗi con người. (trình bày từ 5 đến 7 dòng)

Lời giải

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3: Những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ: “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”, “Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi”, “Hình dáng Me tôi chửa xóa mờ”, “Nét cười đen nhánh sau tay áo”.

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ trên là: Nhân hóa

- Tác dụng: Tái hiện một không gian sống động, rực rỡ, vui tươi và đầy sức sống. Hình ảnh này giúp cho người đọc có thể đồng cảm với tác giả, cảm nhận được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả đối với người mẹ đã khuất. Nó cũng mang đến một thông điệp về sự sống và hy vọng, rằng dù những người thân yêu đã ra đi, cuộc sống vẫn tiếp tục và đong đầy hy vọng.

Câu 5: "Nét cười đen nhánh sau tay áo" thể hiện sự bí ẩn, khó lường trước của người mẹ, cũng như sự đau khổ, mệt mỏi, nhưng lại luôn luôn cười để che giấu đi sự buồn bã và khó khăn của cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự bền bỉ, kiên trì và can đảm của người mẹ trong cuộc sống.

Câu 6: Bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư là những dòng hồi tưởng về mẹ được tác giả mô tả đầy tình cảm, tươi vui và đẹp đẽ. Những hình ảnh như nắng mới cất tiếng reo vui, gà trưa gáy, áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi... đều đem lại cho người đọc những cảm xúc ấm áp và nhớ nhung. Điều này càng thể hiện tình yêu mẹ vô bờ bến của tác giả, cho thấy rằng tình mẫu tử là một giá trị vô giá trong cuộc sống.

Câu 7: Đối với tôi, tình mẫu tử là một trong những giá trị quan trọng nhất trong đời sống của mỗi con người. Nó là sự hiểu biết, tôn trọng và yêu thương không điều kiện từ người mẹ đối với con cái. Tình mẫu tử giúp chúng ta có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đồng thời mang đến cho chúng ta sự an toàn và ấm áp. “Nắng mới” là một minh chứng rõ ràng về tình mẫu tử, khi tác giả đem đến những kỷ niệm đẹp về người mẹ của mình, với nụ cười đen nhánh và bức ảnh áo đỏ trước giậu thưa. Tình mẫu tử là một phần của chúng ta, nó ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của chúng ta từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.


Đọc hiểu bài Nắng mới số 2

Câu 1: (0,5 đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2: (0,5 đ) Xác định nội dung của bài thơ.

Câu 3: (1,0đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:

“Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”

Câu 4: (1,0đ) Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.

Lời giải

Câu 1: (0,5 đ) Phương thức biểu cảm.

Câu 2: (0,5 đ)  Nỗi nhớ mẹ của Lưu Trọng Lư.

Câu 3: (1,0 đ)  Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ:

Hoán dụ: “Nét cười đen nhánh” nhằm chỉ nụ cười của mẹ.

Tác dụng: Hình ảnh người mẹ hiện lên vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp kín đáo.

Câu 4: (1.0 đ)  suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.

- Hình thức: một đoạn

- Nội dung cần có những ý sau:

+Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình mẫu tử thể hiện sự gắn kết kì diệu giữa con và mẹ, là tình cảm nâng đỡ, dìu dắt mỗi con người đến sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.

+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao quý đó bởi chính tình mẫu tử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hoàn thiện nhân cách của mình. 


Đọc hiểu bài Nắng mới số 3

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 2: Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ? (0,25 điểm)

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó? (0,5 điểm)

Câu 4: Câu Nét cười đen nhánh sau tay áo trong đoạn thơ gợi lên điều gì? (0,5 điểm)

Lời giải

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ bảy chữ. (0,25đ)

Câu 2: Những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ: (0,25đ)

- Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

- Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa

Câu 3: - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội: Nhân hóa. (0,25đ)

- Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả. (0,25đ)

Câu 4: Câu thơ Nét cười đen nhánh sau tay áo là một bức họa đẹp chứa đầy sức gợi - hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trong nụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. (0,5đ)


Đọc hiểu bài Nắng mới số 4

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. 

Câu 2. Điều gì đã gợi hứng khiến thi nhân nhớ về người mẹ của mình?

Câu 3. Hình ảnh nét cười đen nhánh gợi ấn tượng nào của nhân vật trữ tình về người mẹ?

Câu 4. Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?

Lời giải

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm.

Câu 2. “Nắng mới” và tiếng gà trưa (ở thời điểm hiện tại) là điểm gợi hứng khiến thi nhân nhớ về người mẹ của mình.

Câu 3. Hình ảnh nét cười đen nhánh gợi ấn tượng sâu sắc trong nhân vật trữ tình về người mẹ với nét cười (không phải “nụ cười”) tươi duyên, sáng ánh trưa hè, khoe hàm răng nhuộm đen bóng, đều tăm tắp như hạt na.

Câu 4. Thí sinh bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc về một người thân yêu nhất của mình.


Đọc hiểu bài Nắng mới số 5

Câu 1: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, yếu tố nào của ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ? (0,25 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 4: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ? (0,25 điểm)

Lời giải

Câu 1: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, yếu tố ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ đó chính là sự xuất hiện của nắng mới và "tiếng gà trưa gáy não nùng".

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ: Những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu mẹ của tác giả

Câu 4: Mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ: Nắng mới là hình ảnh gắn liền với những kí ức về mẹ, gần gũi, thân thuộc, dường như là hình ảnh tượng trưng cho mẹ nên mỗi lần nhìn thấy nắng mới, tác giả đều liên tưởng tới mẹ của mình.


Đọc hiểu bài Nắng mới số 6 (trắc nghiệm)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào

A. Tự do 

B. Thất ngôn Đường luật

C. Lục bát 

D. Thơ bảy chữ

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Tự sự kết hợp miêu tả

Câu 3. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong bài thơ là ai?

A. Tác giả 

B. Tôi

C. Mẹ tôi

D. Tôi và mẹ tôi

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội/Áo đỏ người đưa trước giậu phơi?

A. Liệt kê

B. Phóng đại 

C. Nhân hoá

D. So sánh

Câu 5. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng nhất tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ thứ 2?

A. Nhân vật trữ tình cảm thấy xót xa, thương tiếc khi nghĩ về mẹ.

B. Nhân vật trữ tình cảm thấy hân hoan, hạnh phúc khi nghĩ về thuở còn mẹ.

C. Nhân vật trữ tình cảm thấy hoang mang, hụt hẫng khi không còn mẹ

D. Nhân vật trữ tình cảm thấy bơ vơ, lạc lõng khi không còn có mẹ. 

Câu 6. Vẻ đẹp nổi bật nhất của người mẹ được thể hiện trong khổ thơ cuối ?

A. Dịu dàng, hiền hậu 

B. Trẻ trung, tràn đầy sức sống

C. Giàu đức hi sinh

D. Tần tảo, đảm đang

Câu 7. Tiếng: “gà trưa gáy não nùng” là âm thanh như thế nào?

A. Ồn ào, huyên náo 

B. Rộn rã, sôi động 

C. Buồn thương, xa vắng

D. Đứt đoạn, rời rạc


Trả lời đọc hiểu

Câu 1: D. Thơ bảy chữ

Câu 2: A. Biểu cảm

Giải thích: Cảm xúc, tình cảm mà tác giả thấu hiểu về sự hi sinh cao cả của người mẹ

Câu 3: B. Tôi

Câu 4: C. Nhân hoá

Giải thích: “Nắng mới reo ngoài nội”. Nắng reo, nắng hát cùng gió, nhảy múa cùng cỏ cây hoa lá đồng nội. Nắng trải trong không gian mênh mông, bừng sáng, phóng khoáng. Đó chính là nắng của niềm hạnh phúc hồng tươi, dịu ấm, trong trẻo của tuổi thơ những ngày bên mẹ.

Câu 5: B. Nhân vật trữ tình cảm thấy hân hoan, hạnh phúc khi nghĩ về thuở còn mẹ.

Câu 6: A. Dịu dàng, hiền hậu 

Giải thích: Nét cười đen nhánh 

Câu 7:

C. Buồn thương, xa vắng

icon-date
Xuất bản : 16/04/2021 - Cập nhật : 04/11/2023