Toploigiai đã tổng hợp và biên soạn lại toàn bộ đề đọc hiểu bài Hơi ấm ổ rơm để các bạn học sinh cũng như giáo viên có thêm tài liệu học và giảng dạy chuẩn theo chương trình GDPT 2018.
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(“Hơi ấm ổ rơm”- Nguyễn Duy)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Xác định thể thơ?
Câu 2. Ngôi nhà của người mẹ hiện lên như thế nào trong đoạn thơ?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ hiện lên như thế nào?
Lời giải
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Thể thơ: tự do
Câu 2.
- Ngôi nhà của người mẹ hiện lên:
+ ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
+ Nhà mẹ hẹp; chiếu chăn chả đủ
+ mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
- Những hình ảnh trên cho thấy: nhà mẹ nghèo, vất vả nhưng gần gũi, quen thuộc, yêu thương.
Câu 3.
- Phép tu từ: liệt kê. Tác giả liệt kê các hình ảnh: đồng chiêm, nhà tranh, ổ rơm, bà mẹ, hơi ấm, lửa, lúa…
- Tác dụng: phép liệt kê làm hiện lên thật sống động hình ảnh một ngôi nhà thân thương, bình dị. Nơi đó có người mẹ yêu thương hết lòng lo lắng, yêu thương người chiến sĩ. Căn nhà chỉ có ổ rơm mẹ lót con nằm nhưng trong cái nghèo khó vất vả, nhà thơ cảm nhận được hơi ấm ổ rơm, hơi ấm tình mẹ, hơi ấm quê hương, ruộng đồng quanh mình.
Câu 4.
Cảm xúc của tác giả: xúc động, yêu thương trước sự chăm sóc bình dị của mẹ; thao thức trong hơi ấm ổ rơm vì nhận ra mùi đồng ruộng quê hương mộc mạc, ân tình.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của mình về tình cảm của "bà mẹ" dành cho nhân vật trữ tình trong văn bản.
Lời giải
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: biểu cảm
Câu 2. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản:
- Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo nhưng rộng bụng cho qua đêm.
- Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản:
- Biện pháp so sánh
- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng thơm thảo, nhường cơm sẻ áo của những người lao động nghèo khó; cái ấm áp của tình người. Đằng sau đó là sự xúc động của nhà thơ.
Câu 4. Viết đoạn văn
Tình cảm của bà mẹ dành cho nhân vật trữ tình: chân tình, mộc mạc, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo dù hoàn cảnh của bà rất khó khăn. Tấm lòng ấy thật cao cả, đáng trân trọng.
Câu 1: Những thông tin sau đây về bài thơ đúng hay sai
Thông tin | Đúng | Sai |
1. Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. | ||
2. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn. | ||
3. Văn bản viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học. | ||
4. Trong bài thơ tác giả có sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự. |
Câu 2: Xác định không gian và thời gian trong bài thơ.
Câu 3: Nhan đề bài thơ gợi cho anh chị điều gì?
Câu 4: Khổ thơ đầu tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ nào?
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ rong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Câu 6: Tìm ít nhất 3 từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng?
Câu 7: Nêu chủ đề bài thơ.
Lời giải
Câu 1: Những thông tin sau đây về bài thơ đúng hay sai:
Thông tin |
Đúng |
Sai |
1. Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. | X |
|
2. Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn |
|
X |
3. Văn bản viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học |
|
X |
4. Trong bài thơ tác giả có sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự. | X |
|
Câu 2: Xác định không gian và thời gian trong bài thơ:
- Không gian: ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm.
- Thời gian: ban đêm.
Câu 3: Nhan đề bài thơ gợi cho anh chị điều gì:
- Tình thương của bà mẹ đồng chiêm dành cho nhân vật trữ tình (người lính lỡ đường).
Câu 4: Khổ thơ đầu tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ nào?
- Chủ yếu dùng hình thức ngôn ngữ tự sự.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
- Biện pháp so sánh.
- Tác dụng: thể hiện sự ấm áp, hạnh phúc, cảm động về nghĩa tình người mẹ đồng chiêm dành cho mình.
Câu 6: Tìm ít nhất 3 từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng?
- VD: thao thức, nồng nàn, mộc mạc, xơ xác
- Tác dụng: tăng giá trị biểu cảm.
Câu 7: Nêu chủ đề bài thơ
Những suy nghĩ về tấm lòng thơm thảo, ấm áp, ngọt ngào của người mẹ nghèo, quê hương nghèo đã nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy được.
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”?
Câu 3. Anh/Chị hiểu “hương mật ong của ruộng” là hương gì?
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ cuối cùng trong bài thơ.
Câu 5. Từ bài thơ trên, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình yêu thương.
Lời giải
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: biểu cảm.
Câu 2.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”: so sánh.
Câu 3
“Hương mật ong của ruộng” là hương vị dịu ngọt, thanh đằm, thơm mát mà nhân vật trữ tình cảm nhận từ mùi thơm rơm rạ, ruộng đồng; đó còn là hương vị ngọt ngào của lòng yêu thương bình dị, chân thành mà bà mẹ quê dành cho đứa con người lính qua đường.
Câu 4.
- Về nghệ thuật: phép so sánh “cái ấm nồng nàn như lửa”; các từ láy “nồng nàn”, “mộc mạc”, kết cấu nhấn mạnh “Riêng… đâu dễ…”
- Về nội dung: Đoạn thơ cuối khắc ghi niềm xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình về “hơi ẩm ổ rơm”. Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng, nhưng khi được bà mẹ dùng để lót ổ ấm cho đứa con – người lính trong đêm lỡ đường – thì nó lại trở thành biểu tượng của lòng yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành. Nhân vật trữ tình – người lính – không chỉ cảm nhận được tình cảm đó mà còn ghi nhớ trong lòng như một thứ tình cảm nồng ấm, thiêng liêng (“cái ấm nồng nàn”, “cái mộc mạc lên hương” của lúa, của rơm rạ đồng quê). Bài thơ kết thúc là một câu thơ chất chứa lòng biết ơn sâu nặng: “Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”, bởi lẽ đó.
Câu 5.
Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của lòng yêu thương có thể được triển khai theo hướng:
- Tình yêu thương có sức mạnh xoa dịu mọi nỗi đau, sưởi ấm mỗi cảnh đời.
- Yêu thương có khả năng kết nối những trái tim, đưa con người sát gần nhau hơn,…