logo

Trả lời 23 câu hỏi trong 4 bộ đề Đọc hiểu Tiến sĩ giấy

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Tiến sĩ giấy chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Tiến sĩ giấy 

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai 

Cũng gọi ông nghè có kém ai 

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, 

Nét son điểm rõ mặt văn khôi. 

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, 

Cái giá khoa danh ấy mới hời. 

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, 

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi. 

( Nguyễn Khuyến)


Đọc hiểu Tiến sĩ giấy - Đề số 1

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể loại nào?

Thất ngôn bát cú đường luật

Câu 2: Chỉ ra nội dung của bài thơ

Nguyễn Khuyến đã mượn hình ảnh đồ chơi để nói về thời cuộc. Đội ngũ tiến sĩ lúc này như chia làm hai loại. Hạng thứ nhất, có tài chữ nghĩa thực sự, nhờ chính tài năng của mình mà đỗ đạt. Nhưng họ là là những con người có lòng tự trọng dân tộc. Khi nhận thấy bản thân không xoay chuyển được tình thế bằng sức lực của mình nên họ buồn chán, quay về ở ẩn lánh đời. Hạng thứ hai, đỗ đạt nhờ đồng tiền. Đó là những kẻ bất tài nhưng lại tìm mọi cách để làm quan, để vơ vét của cải, để hưởng vinh hoa phú quý.

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: "Cờ đương dở cuộc không còn nước/ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng"

Biện pháp ẩn dụ. Lấy thế cờ để chỉ thế sự quốc gia. Từ đó cụ thể hóa lên thực trạng đáng buồn của triều đình, nước đi này đã chẳng thể có đường lui nên vận nước xem như đến hồi đã tận. "Đã chạy lang" là lời tự trách của tác giả, khi đã về ở ẩn bỏ lại thế sự, bỏ lại công vụ và trách nhiệm với nhân dân

Câu 4: Qua bài thơ, anh/ chị cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyết từng là một nhà nho từng bao năm dùi mài kinh sử, từng ôm mộng khoa danh để phò vua giúp đời. Nhưng từ khi nhận thấy bản chất rẻ rúng đồi bại và xảo trá nơi thi cử quan trường của những kẻ bá nhơ mua danh bán tước, thì ông đã thật sự ngán ngẩm, đấy là sự ngán ngẩm của một nhà nho có lòng tự trọng đã nhận ra và thấm thía nỗi chua xót của một trí thức bất lực trước thời cuộc. Một nhân cách đẹp, một lý tưởng đẹp và cũng là một nhà nho lỗi lạc, thấu đời.

Đọc hiểu Tiến sĩ giấy

Đọc hiểu Tiến sĩ giấy - Đề số 2

Câu 1. Bài thơ trích dẫn trên có nhan đề là gì? Tác giả của bài thơ là ai?

Câu 2. Anh/ chị hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên.

Câu 3. Anh/ chị hiểu thế nào về các hình ảnh thơ mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son – mặt văn khôi? Tác giả muốn khẳng định điều gì thông qua hai hình ảnh thơ trên?

Câu 4. Các cụm từ sao mà nhẹ, ấy mới hời có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung bài thơ?

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ trên có nhan đề Tiến sĩ giấy của tác giả Nguyễn Khuyến.

Câu 2. Tác giả Nguyễn Khuyến.

- Cuộc đời:

+ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng.

+ Quê quán: sinh ở quê ngoại, xã Hoàng Xá, Ý Yên, Nam Định. Sống chủ yếu ở quê nội: làng Và, Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.

- Từng thi đỗ đầu trong cả ba kì thi nên được gọi Tam Nguyên Yên Đổ, ông chỉ làm quan hơn 10 năm, thời gian còn lại dạy học ở quê nhà.

- Là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, một mực không hợp tác với kẻ thù.

- Sự nghiệp:

+ Sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800 bài (chủ yếu là thơ).

+ Nội dung:

. Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè.

. Cuộc sống của người nông dân khổ cực, chất phác.

. Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, bọn tay sai.

=>đóng góp nổi bật nhất ở mảng thơ Nôm với hai đề tài: thơ viết về làng quê và thơ trào phúng.

Ông được mệnh danh là “Nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”.

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Bài thơ viết vào cuối thế kỉ XIX, dưới chế độ thực dân phong kiến, chế độ khoa cử ngày càng xuống cấp, suy tàn. Người có tài không được trọng dụng, kẻ tầm thường lại có thể dùng tiền mua quan bán tước.

Câu 3.

+ Mảnh giấy – thân giáp bảng:  Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ.

+ Nét son – mặt văn khôi: mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ.

=>Từ đây, tác giả đã khẳng định tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời.

Câu 4. 

- Hai cụm từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời” đã khẳng định giá trị rẻ mạt của ông nghè khi mang ra để cân đong đo đếm.

- Hai cụm từ cũng thể hiện thái độ châm biếm, nỗi đau xót khôn cùng của nhà thơ bởi thần tượng của cả một thể chế xã hội từng được vinh danh suốt mấy trăm năm bỗng chốc bị lật nhào, đổ vỡ tan tành.


Đọc hiểu Tiến sĩ giấy (Trắc nghiệm) - Đề số 3

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật         

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật        

D. Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn

Câu 2. Đối tượng được miêu tả trong bài thơ là?

A. Những nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy    

B. Những ông nghè ở các làng quê xưa

C. Những học trò theo đòi khoa danh          

D. Những thứ đồ chơi làm từ giấy thủ công

Câu 3. Đối tượng hướng tới của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là ai?

A. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của mình: Có tài năng, đỗ đạt cao, chịu ơn vua, ơn nước mà đành bất lực trong buổi vận nước gian nan.

C. Những kẻ sĩ muốn theo đuổi cái danh hão tiến sĩ trong chế độ khoa cử xưa

D. A và B

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất về các chi tiết vẻ ngoài của tiến sĩ giấy trong bài thơ?

A. Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

B. Đầy đủ cờ, biển, cân đai, có nét mặt điểm son; ngồi trên ghế chéo, lọng xanh

C. Có hết những bộ phận như ngoại hình tiến sĩ thật, nhưng chỉ là đồ chơi

D.  Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, ngồi trên ghế chéo, lọng xanh bảnh chọe

Câu 5. Tác giả muốn khẳng định điều gì qua các hình ảnh sau: mảnh giấy  thân giáp bảng, nét son  mặt văn khôi?

A. Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ.

B. Mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ.

C. Tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời.

D. Sự công phu, tỉ mỉ của những người nghệ nhân làm nên hình nộm tiến sĩ giấy.

Câu 6. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? 

A. 1  2 và 3  4       

B. 3  4 và 5  6             

C. 5  6 và 7  8         

D. 1  2 và 7  8 

Câu 7. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Hài hước, bông đùa         

B. Đả kích            

C. Trữ tình sâu lắng     

D. Mỉa mai  châm biếm

Câu 8. Hai câu thơ sau cho thấy tâm trạng gì của tác giả?

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?/ Cái giá khoa danh ấy mới hời!

A. Sự bằng lòng, mãn nguyện khi đạt được công danh trong đời

B. Nỗi chua chát đối với cái danh khoa bảng thời Hán học suy tàn

C. Sự khinh bỉ công danh đương thời

D. Đả kích những kẻ mua quan bán tước

Câu 9. Vì sao có thể nói bài thơ còn toát ra ý vị tự trào?

Bài thơ " Tiến sĩ giấy" mang ý vị tự trào vì chính tác giả Nguyễn Khuyến, dù là người đỗ đạt cao trong chế độ khoa cử xưa, cũng cảm nhận được sự phù phiếm của danh hiệu, của cái hư danh mà thời đại đó gán cho những người có học thức. Ông tự nhận ra những gì đạt được chưa chắc đã mang giá trị thực, khiến tiếng cười mỉa mai trong thơ cũng ngầm ẩn nỗi buồn về cái danh hão của thời đại

Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5  7 dòng) nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa danh và thực trong cuộc đời

Mối quan hệ giữa danh và thực trong cuộc đời là  sự kết nối mật thiết với nhau . Danh vọng có thể mang lại sự kính trọng và thừa nhận, nhưng nếu không đi kèm với giá trị thực sự, nó chỉ là lớp vỏ bên ngoài dễ dàng bị lật tẩy. Nhiều người chạy theo danh tiếng mà quên mất rằng cốt lõi của cuộc sống là sự chân thành và cống hiến. Thực tế cho thấy, danh và thực cần phải hòa quyện, bởi chỉ có sự cống hiến và năng lực thực sự mới có thể tạo nên một danh tiếng bền vững. Cuộc sống không chỉ là sự khoe khoang về danh vọng mà còn là việc xây dựng giá trị từ bên trong. Chỉ khi con người cân bằng được giữa danh vọng và giá trị thực sự thì họ mới thành công và đạt được ước mơ tương lai của chính mình.


Đọc hiểu Tiến sĩ giấy - Đề số 4

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. Chỉ ra các chi tiết miêu tả ông tiến sĩ giấy trong bài thơ.
Câu 3. Em hiểu thế nào về các hình ảnh thơ: “mảnh giấy - thân giáp bảng”, “nét son - mặt văn khôi”? Tác giả muốn khẳng định điều gì thông qua hai hình ảnh thơ trên? 
Câu 4. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ:

"Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.”

Câu 5. Qua việc miêu tả ông tiến sĩ giấy, bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về thực trạng của xã hội thời bấy giờ? Từ đó, em hãy rút ra bài học thiết thực cho bản thân.

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Bài thơ “Tiến sĩ giấy” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2:

Các chi tiết miêu tả ông tiến sĩ giấy trong bài thơ là: cân đai, tấm thân xiêm áo, thân giáp bảng, mặt văn khôi, ngồi bảnh chọe…

Câu 3:

- Em hiểu các hình ảnh thơ “mảnh giấy - thân giáp bảng”, “nét son - mặt văn khôi” là: 
+ “Mảnh giấy – thân giáp bảng”:  Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ.
+ “Nét son – mặt văn khôi”: mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ.

- Từ đó tác giả muốn khẳng định:
Tác giả khẳng định tính chất hèn kém, vô nghĩa của những ông tiến sĩ bằng xương, bằng thịt thời tác giả sống. Danh pháp những ông nghè ấy hoá ra không phải được tạo dựng bằng thực tài, thực học ngày ngày, mà lại được cố kết nên bởi những thứ phù phiếm, hình thức từ bên ngoài.

Câu 4:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ: Điệp ngữ “ cũng”
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ sinh động, gợi cảm; tạo âm điệu, nhịp điệu, tạo giọng điệu mỉa mai, thâm thúy cho câu thơ.
+ Nhấn mạnh sự tương đồng giữa ông tiến sĩ giấy và tiến sĩ thực.
+ Đồng thời thể hiện sự châm biếm, chế giễu của tác giả về những ông nghè giấy kia cũng giống như những cái tên, bên ngoài mang danh tiến sĩ nhưng lại không làm gì được cho đất nước chỉ là một lũ tham ô, nịnh bợ.

Câu 5:

- Qua việc miêu tả ông tiến sĩ giấy, bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ về thực trạng của xã hội thời bấy giờ:
Có nhiều người đỗ đạt, thậm chí đỗ đạt cao nhưng chỉ là những kẻ hữu danh vô thực.
- Từ đó, em rút ra cho bản thân bài học thiết thực:
+ Sống ở trên đời không nên coi trọng hư danh. Quan trọng là giá trị mà ta tạo ra cho đời chứ không phải danh vọng.
+ Phải ý thức được vị trí và trách nhiệm của mình trước cuộc đời. Phải sống sao để không trở thành kẻ vô tích sự với cuộc sống.

>>> Xem thêm: Đọc hiểu Ta yêu quê ta (3 đề)

icon-date
Xuất bản : 11/12/2021 - Cập nhật : 18/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads