logo

Đọc hiểu bài Thời gian

Tuyển tập Đọc hiểu bài Thời gian hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Thời gian chi tiết nhất.


Đọc hiểu bài Thời gian số 1

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THỜI GIAN

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỷ niệm trong tôi

Rơi như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh

Và đôi mắt em như hai giếng nước.

(Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, 1996, tr.80)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi, lãng quên những điều gì nhưng lại không thể khuất phục những điều gì?

Câu 3. Nêu hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các diễn đạt: những câu thơ còn xanh, những bài hát còn xanh.

Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần làm gì khi ý thức được sự trôi chảy của thời gian.

Lời giải

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi khô những chiếc lá, làm lãng quên kỉ niệm (chỉ còn vang vọng như tiếng sỏi rơi vào lòng giếng cạn) nhưng lại không thể khuất phục được những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em.

Câu 3: Hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ:

- Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát.

- Thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời.

- Làm cho câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng.

Câu 4: Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách nhưng nhưng dù cách nào cũng cần ngắn gọn, có quan điểm riêng, tránh diễn đạt chung chung hoặc hô hào khẩu hiệu sáo rỗng. Gợi ý:

- Biết quý trọng thời gian, trân trọng những gì đang có.

- Sử dụng quỹ thời gian hiệu quả.

- Sống trọn vẹn, có ý nghĩa trong từng phút giây của cuộc đời.

- Lưu giữ giá trị của bản thân để nó trường tồn và nối tiếp ở thế hệ sau, khuất phục thời gian.


Đọc hiểu bài Thời gian số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Thời gian

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi

Rơi như tiếng sỏi

Trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh

Và đôi mắt em như hai giếng nước.

(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)

Câu 1: Xét theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, bài thơ là loại văn bản gì ?

Câu 2: Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?

Câu 3: Cụm từ “những câu thơ”, “những bài hát” trong hai câu thơ 5 và 6 có ý nghĩa gì ?

Câu 4: Từ “còn xanh” trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì ?

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của hai phần trong bài thơ là:

- Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập

- Sử dụng hình ảnh nhân hóa

- Sử dụng biện pháp cường điệu

- Ngắt nhịp linh hoạt

Đọc hiểu bài Thời gian hay nhất thi THPT Quốc gia

Câu 6:  Cảm nhận của em về hai câu thơ mở đầu ?

Câu 7: Các câu “Kỉ niệm trong tôi/ Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” dùng biện pháp tu từ gì ? tác dụng của biện pháp tu từ ấy ?

Câu 8: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài ?

Câu 9: Tìm điểm chung về hình thức của các câu thơ 4,5,6,7 ?

Câu 10: Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ ?

Câu 11: Điều em học tập được qua bài thơ ?

Lời giải

Câu 1. Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật

Câu 2. Bài thơ được chia làm hai phần:

- Phần 1( 4 câu thơ đầu): Sức tàn phá của thời gian

- Phần 2 (3 câu cuối): những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian

Câu 3. Biểu tượng cho nghệ thuật

Câu 4. Sự tồn tại mãi mãi với thời gian

Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của hai phần trong bài thơ :

Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập

Câu 6. Cảm nhận của em về hai câu thơ mở đầu:

– Thời gian qua kẽ tay :  Thời gian trôi nhanh, không dừng lại

– Chiếc lá:  giống như những mảnh nhỏ của cuộc đời con người

Thời gian từ từ, lặng lẽ tàn phá dần từng phần cuộc đời con người

Câu 7. Các câu “Kỉ niệm trong tôi/ Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” dùng biện pháp tu từ so sánh : Kỉ niệm của đời người cũng rơi vào quên lãng, vô tăm tích như hòn sỏi rơi vào cái giếng bùn cát lấp thì chẳng có tiếng vang gì

Câu 8. Kỉ niệm về tình yêu luôn trong mát, ngọt lành và tồn tại mãi mãi bất chấp thì gian

Câu 9. Điểm chung về hình thức của các câu thơ 4,5,6,7:

Hình thức những câu thơ vắt dòng

Câu 10. Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ:

Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.

Câu 11. Điều em học tập được qua bài thơ: học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài, dung lượng 10 dòng, có thể tham khảo ý sau:
Niềm tin tưởng và thái độ trân trọng đối với văn học nghệ thuật và tình yêu đôi lứa.


Đọc hiểu bài Thời gian số 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỷ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước.

(Thời gian - Văn Cao)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và cho biết văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Hai dòng thơ đầu gợi lên điều gì? Nêu ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh chiếc lá.

Câu 3. Xác định một phép tu từ trong ba câu cuối và cho biết tác dụng của phép tu từ đó.

Lời giải

Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

-Phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật.

Câu 2.

- Ý nghĩa của hai dòng thơ đầu : Cảm nhận về dòng chảy của thời gian , tác động nghiệt ngã của thời gian với con người và sự sống.

- Nêu ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh chiếc lá: Biểu tượng cho thiên nhiên và sự sống.

Câu 3.

- Phép tu từ : so sánh ( đôi mắt em- hai giếng nước) hoặc điệp ngữ (riêng, còn xanh), ẩn dụ ( câu thơ, bài hát – những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người)

-Tác dụng của phép tu từ :

+ So sánh: ca ngợi vẻ đẹp của đôi mắt – vẻ đẹp của tình yêu.

+ Điệp ngữ: Nhấn mạnh, khẳng định thái độ thách thức chống lại tác động của thời gian.

+ Ẩn dụ : khẳng định sự bất tử của nghệ thuật.

icon-date
Xuất bản : 17/04/2021 - Cập nhật : 17/12/2021