logo

Đọc hiểu Bắc Giang thương (Lục Ngạn, Lục Na đôi bờ xanh trĩu quả)

icon_facebook

Đọc bài thơ sau:

Bắc Giang Thương

Lục Ngạn, Lục Na[1] đôi bờ xanh trĩu quả 
Núi Huyền Đinh soi bóng Lục Đầu Giang 
Che chở, cưu mang một thời khai sáng 
Bóng nước dòng Thương in dấu thuở xuân thì.
Đi hết chiều quê, con tìm về ngõ Mẹ 
Khói lam chiều rơm rạ ấm hương quê 
Dĩnh Kế, Bảo Đài, Cấm Sơn, Xa Lý[2]...
Vó ngựa dập dồn, thấp thoảng bóng hoàng hôn.
Ừ mới đấy, mười năm rồi em nhỉ? 
Cần Trạm, Xương Giang... đến hẹn lại quay về 
Như chim lạc ngàn, như mây trời rong ruổi 
Ta trở về trong võng lưới yêu thương.
Ki ức nhọc nhằn, kí ức lại lên hương 
Năm tháng vèo qua, nhạt nhòa xa cách 
Chơi vơi đất trời, chơi vơi sự tích 
Thao thiết lòng, ta gọi: Bắc Giang Thương!

(Theo Ngổn ngang mây trắng, Nguyễn Duy Kha[3],  NXB Hội Nhà văn, 2020, tr. 84-85)

[1] Lục Na: Địa danh cũ của huyện Lục Nam ngày nay.
[2] Xa Lý: Còn có cách gọi khác là Sa Lý, một xã thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
[3] Nguyễn Duy Kha sinh năm 1962, quê ở Bắc Ninh, từng dạy học ở Bắc Giang, hiện sống ở Hà Nội.

Đọc hiểu Bắc Giang thương (Lục Ngạn, Lục Na đôi bờ xanh trĩu quả)

Đọc hiểu Bắc Giang thương

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang trong bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: 

Như chim lạc ngàn, như mây trời rong ruổi
Ta trở về trong võng lưới yêu thương.

Câu 4. Nêu cách hiểu của em về hai chữ “lên hương” trong dòng thơ: Kí ức nhọc nhằn, kí ức lại lên hương.

Câu 5. Giả sử có cơ hội được giới thiệu với bạn bè về một vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang được đề cập trong bài thơ, hãy chọn một vẻ đẹp em yêu thích nhất và giải thích lí do. 

Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với vùng đất Bắc Giang được thể hiện qua bài thơ Bắc Giang Thương ở phần Đọc hiểu. 


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bắc Giang thương

Câu 1. Thể thơ được sử dụng trong bài thơ: tự do

Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang trong bài thơ:

- đôi bờ xanh trĩu quả
- Núi Huyền Đinh soi bóng Lục Đầu Giang
- Bóng nước dòng Thương in dấu thuở xuân thì.
- Khói lam chiều rơm rạ ấm hương quê
- Vó ngựa dập dồn, thấp thoảng bóng hoàng hôn

=> Vùng đất Bắc Giang hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, dung dị lưu dấu màu thời gian, với thiên nhiên hùng vĩ và con người ấm áp, gắn bó với quê hương.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh làm nổi bật cảm giác tự do, bay bổng của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương. Hình ảnh “chim lạc ngàn” thể hiện sự lạc lõng nhưng cũng gợi lên khao khát trở về, trong khi “mây trời rong ruổi” tạo cảm giác nhẹ nhàng, tự do, hòa quyện với thiên nhiên. Điều này làm cho tình cảm đối với quê hương thêm sâu sắc và mãnh liệt. Quê hương hiện lên là suối nguồn kì diệu vỗ về và chữa lành bằng những yêu thương thân thuộc.

Câu 4. Hai chữ “lên hương” có thể hiểu là những kỷ niệm, dù trải qua nhiều nhọc nhằn, đau khổ, nhưng vẫn được nâng niu, trân trọng và trở nên tươi đẹp hơn theo thời gian. “Lên hương” không chỉ thể hiện sự hồi phục, mà còn gợi lên sự trưởng thành, sự thấu hiểu và tình yêu quê hương sâu sắc hơn. Ký ức trở thành nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tâm hồn và gợi nhớ về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 5. 

* Đoạn văn trình bày cảm nhận về tình cảm của tác giả với vùng đất Bắc Giang được thể hiện trong bài thơ.

- Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát tình cảm của tác giả với vùng đất Bắc Giang thể hiện trong bài thơ.

- Thân đoạn: Trình bày cảm nhận về tình cảm của tác giả với vùng đất Bắc Giang

Gợi ý:

+ Tình cảm yêu thương chân thành, nỗi nhớ sâu nặng, tha thiết:

. Nỗi nhớ thiên nhiên, sông núi hùng vĩ.

. Nỗi nhớ cảnh vật làng xóm thân thuộc, an yên gắn với kí ức tuổi thơ êm đềm.

. Tình cảm gắn bó, nhớ thương con người thuần hậu, cuộc sống hiền hòa, dung dị, giàu tình yêu thương của con người nơi đây.

+ Niềm tự hào về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa

. Những địa danh gắn với quá khứ, lịch sử văn hóa: mảnh đất trù phú, giàu có sản vật tự nhiên; thiên nhiên trữ tình, hùng vĩ; truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, hào hùng.

=> Mảnh đất Bắc Giang luôn in hằn những kí ức thân thuộc, là nguồn cảm hứng và chỗ dựa tinh thần, nâng đỡ mỗi bước chân người con Bắc Giang trên hành trình trưởng thành và cống hiến cho Tổ quốc, quê hương yêu dấu.

- Kết đoạn: Khái quát vấn đề.

* Đoạn văn phải sử dụng lí lẽ, bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề trên.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2025 - Cập nhật : 12/04/2025

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads