logo

Đọc hiểu Độc đáo lễ hội Tràng An Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

icon_facebook

Đọc văn bản sau

Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

1. Tràng An – Quần thể di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á

Tràng An còn được mệnh danh là một Quần thể Di sản do tổng hợp được rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng của Ninh Bình như Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính với nhiều kỷ lục nhất châu Á, Thung Nắng – Thung Nham, động Thiên Hà, Hang Múa và Hành cung Vũ Lâm. Chính vì thế nên Tràng An có diện tích cực kỳ ấn tượng lên đến 6.172ha với địa hình chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc. Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức được UNESCO công nhận là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó thì nơi này còn là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Tính đến năm 2019, quần thể di thắng Tràng An đã thu hút hàng triệu lượt tham quan khám phá, chủ yếu đến từ du khách địa phương, sau đó là khách quốc tế. 

2. Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

2.1 Tổng hợp thông tin về lễ hội tháng 3 Ninh Bình - Tràng An

Lễ hội Tràng An là một chuỗi các hoạt động văn hóa tín ngưỡng kết hợp du lịch gắn liền với các vị thần núi trong Cố đô Hoa Lư. Người dân Việt sống trong quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình rất sùng bái thiên nhiên vì thế hàng năm vào ngày 18/3 âm lịch lễ hội sẽ được diễn ra. Mục đích chính là để tôn vinh các vị thần Quý Minh, thần Cao Sơn, thần Khổng Lồ trấn trạch Hoa Lư tứ trấn, các vua đầu nhà Trần đã lập ra hành cung Vũ Lâm và tướng lĩnh của thời đại triều Đinh đóng quân ở Tràng An. Lễ hội sẽ kéo dài 3 ngày và điểm đặc biệt nhất chính là phần lễ rước được tổ chức ngay trên sông. Du khách sẽ có cơ hội đắm chìm vào không khí sắc màu, sặc sỡ của lễ hội cũng như tham quan các di tích lịch sử và thắng cảnh hang động, rừng núi, sông nước Tràng An.

Lễ hội thường sẽ tập trung ở quanh khu vực chùa Bái Đính với bao quanh là núi non trùng điệp Những chiếc thuyền sẽ tập trung quanh khu vực hồ để xem nhiều màn biểu diễn độc đáo, màu sắc

2.2 Ý nghĩa lễ hội Tràng An 

Lễ hội Tràng An hay được gọi là lễ hội Đức thánh Quý Minh được tổ chức hàng năm nhằm nhằm tưởng nhớ công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương, hay còn gọi là Thần Quý Minh. Theo lời truyền miệng của người dân qua bao thế hệ, Quý Minh Đại Vương là một vị tướng dưới thời vua Hùng thứ 18, có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ bờ cõi đất nước. Bên cạnh đó còn giúp đỡ dân lành xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vì thế, người dân xưa rất tôn trọng và sùng bái ông. Ghi nhận được công lao quý báu của ông nên vua Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong ông làm vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Nam của Hoa Lư tứ trấn hay ngày nay còn gọi là Cố đô Hoa Lư. Ngoài Đức thánh Quý Minh Đại Vương, cố đô Hoa Lư có 3 vị thần khác trấn giữ 3 hướng Đông, Tây, Bắc lần lượt là Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn và Thần Khổng Lồ. Lễ hội Tràng An được coi là nét tín ngưỡng quan trọng của cố đô Ninh Bình vốn được biết đến là vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.

2.3 Hành trình rước hội 

Lễ hội Tràng An sẽ bắt đầu bằng lễ khai mạc với màn biểu diễn tái hiện lại những nếp sống và sinh hoạt thường nhật của những con người dân Việt Nam tại kinh đô Hoa Lư xưa tại sân khấu ngoài trời cạnh trung tâm bến thuyền Tràng An. Tiếp đó, du khách sẽ ngồi du thuyền trôi theo dòng chảy của con sông Sào Khê để đi vào vào khu vực trung tâm của quần thể danh thắng Tràng An để chiêm ngưỡng thêm các màn biểu diễn tái hiện lại một số hoạt động của quân và dân nước Đại Cồ Việt thời xưa với góc nhìn và nội tâm của nhân vật vua Đinh Tiên Hoàng. Tiếp theo đoàn rước và du khách sẽ đi thuyền qua các di tích: đền Trình thờ 2 vị tướng nhà Đinh, hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn và kết thúc tại đền suối Tiên.

Đọc hiểu Độc đáo lễ hội Tràng An Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

Màn múa rồng trong lễ rước nước cũng là một tiết mục được chờ đón

Điểm đặc sắc nhất của phần lễ hội Tràng An đó chính là lễ rước nước, rước kiệu và rồng trên dòng sông. Lúc này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các trang phục, dụng cụ trình diễn đầy màu sắc, lại nhẹ nhàng, bay bổng như lụa. Phần tế. Chính vì thế, lễ hội Tràng An cũng là một cơ hội để có thể quảng bá màu sắc văn hóa, tín ngưỡng độc lễ được tổ chức trang trọng và nghiêm chỉnh với nhiều nghi thức truyền thống để tỏ lòng thành và biết ơn đối với các bậc tiền nhân có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn. Ngoài ra, lễ hội vì được tổ chức trên con sông Sào Khê nên không cố định tại một chỗ mà sẽ đi qua nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng của Tràng An như hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn vào đền Suối Tiên và thực hiện lễ đáo của dân tộc, lại vừa khéo léo khoe ra những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, khung cảnh núi non bạt ngàn của đất nước đến với du khách quốc tế. 

(Theo Nhật Anh tổng hợp, https://mia.vn/cam-nang-du-lich/doc-dao-le-hoi-trang-an-net-van-hoa-tin-nguong-cua-ninh-binh-2974, ngày 22.09.2023 )

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5

Câu 1. Xác định các ý chính của văn bản đọc hiểu trên. 

Trả lời

Xác định các ý chính của văn bản:

- Tràng An – Quần thể di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á

- Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

+  Tổng hợp thông tin về lễ hội tháng 3 Ninh Bình - Tràng An

+  Ý nghĩa lễ hội Tràng An 

+ Hành trình rước hội 

Câu 2: Lễ hội Tràng An được tổ chức hàng năm nhằm nhằm tưởng nhớ công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương. Văn bản trên đã cung cấp những thông tin nào về Quý Minh Đại Vương?

Trả lời

Lễ hội Tràng An được tổ chức hàng năm nhằm nhằm tưởng nhớ công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương. Văn bản trên đã cung cấp những thông tin về Quý Minh Đại Vương:

- Quý Minh Đại Vương là một vị tướng dưới thời vua Hùng thứ 18, có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ bờ cõi đất nước, giúp đỡ dân lành xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. 

- Người dân xưa rất tôn trọng và sùng bái ông. 

- Ghi nhận được công lao quý báu của ông nên vua Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong ông làm vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Nam của Hoa Lư tứ trấn hay ngày nay còn gọi là Cố đô Hoa Lư

Câu 3. Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

Trả lời

Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản:

- Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là những hình ảnh về lễ hội Tràng An. 

- Các hình ảnh giúp người đọc hình dung rõ hơn về khung cảnh lễ hội

- Hình ảnh giúp văn bản thông tin có tính trực quan, sinh động, hấp dẫn. 

Câu 4. Văn bản Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình có thể  khơi gợi ở người đọc những tình cảm/cảm xúc gì? 

Trả lời

Văn bản Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình có thể  khơi gợi ở người đọc những tình cảm/cảm xúc.

- Tình cảm yêu mến cảnh quan, di sản của quê hương, đất nước. 

- Lòng tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và những giá trị truyền thống

- Lòng biết ơn

Câu 5. Từ văn bản đọc hiểu, hãy cho biết con người nên ứng xử  như thế nào với những lễ hội truyền thống của dân tộc trong bối cảnh hiện nay? 

Trả lời

Gợi ý cách ứng xử của con người với cách lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay:

- Giữ gìn những ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống

- Phát huy giá trị nhân hóa, nhân văn của lễ hội. 

- Tránh thương mại hóa các lễ hội truyền thống.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2025 - Cập nhật : 11/04/2025

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads