"Ba mươi" là một tác phẩm viết về ngày ba mươi Tết của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Hãy cùng Toploigiai trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Ba Mươi (Năm nào cũng vậy do thức dậy sớm) của Nguyễn Ngọc Tư nhé!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Cho biết chủ đề của văn bên
Câu 2. Chỉ ra yếu tố tự sự trọng đoạn sau:
Tết của má dài thăm thẳm, phải kể từ hôm tát đìa bắt cá làm mắm, xẻ khô. Cá còn phơi trên mấy hàng bông bụp má bắt tay vào làm củ kiệu. Hồi chị còn nhỏ, mà lãnh luôn phần làm mứt, nướng bánh kẹp, bánh bông lan.
Câu 3. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 4. Lí giải tác dụng của phép điệp cấu trúc trong đoạn văn sau:
Tụi nhỏ không biết, thật sự của Tết là bữa ba mươi này. Khi tụi nhỏ mặc bộ đồ mới đi khoe dài dài xóm, khi ba và anh tắm táp xong ra hàng ba ngơ ngẩn ngắm hoa sao nhái đốt lửa vàng run rẫy trước sân, khi má nhốt than trong những bếp lửa tàn, khi chị đứng chải tóc trước gương, thì Tết đã chớm hết, Mùng Một, Mùng Hai là Tết phai; Mùng Ba Mùng Bốn Tết tàn.
Tụi nhỏ không biết, mãi về sau, khi lớn lên, trong ký ức Tết ấu thơ, những ngày mùng rất nhạt, đơn điệu, chỉ chơi và chơi. Nhưng bữa Ba Mươi luôn sống động, lung linh những mồ hôi, những nụ cười, những khoan khoái, những ngọt ngào…
Câu 5. Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong văn bản có gì đặc biệt?
Câu 6. Nhận xét về cách thể hiện cảm xúc chủ đạo trong văn bản?
Trả lời Đọc hiểu Ba Mươi (Năm nào cũng vậy do thức dậy sớm) của Nguyễn Ngọc Tư - Đề 1
Câu 1.
- Chủ đề của văn bản là về ngày Tết ở làng quê Việt Nam.
Câu 2.
- Yếu tố tự sự trọng đoạn: phải kể từ hôm tát đìa bắt cá làm mắm, xẻ khô
Câu 3.
- Nội dung chính của văn bản là kể lại về ngày 30 Tết của một gia đình ở làng quê Việt Nam.
Câu 4.
- Tác dụng của phép điệp cấu trúc trong đoạn văn:
+ Gợi hình, gợi cảm cho văn bản
+ Khiến cho đoạn văn trở nên có vần điệu, nhịp điệu
+ Tác giả gợi lại cho độc giả về những kí ức thời thơ bé. Cũng là lí do vì sao ngày Tết khi bé vẫn luôn có cảm giác khác biệt, đặc biệt hơn trước.
Câu 5.
- Ngôn ngữ trong tác giả sử dụng trong văn bản giống như là ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày quen thuộc với cuộc sống của nhân dân.
Câu 6.
- Cách thể hiện cảm xúc chủ đạo trong văn bản: là cảm xúc bồi hồi, hạnh phúc khi nhớ lại những kí ức ngày Tết khi còn nhỏ.
Câu 1. Theo tác giả, ai là người “mở ngày Ba Mươi Tết ra”. Vì sao?
Câu 2. Trong câu chuyện, những thành viên trong gia đình làm những công việc gì để chuẩn bị cho Tết?
Câu 3. Hãy nêu những sự chuẩn bị của gia đình em (ông/bà/bố/mẹ) cho Tết Nguyên Đán?
Câu 4. Trong dịp nghỉ Tết, em đã làm những công việc gì để phụ giúp gia đình chuẩn bị đón Tết?
Câu 5. Tìm hiểu và nêu ý nghĩa của ngày 30 Tết.
Trả lời Đọc hiểu Ba Mươi (Năm nào cũng vậy do thức dậy sớm) của Nguyễn Ngọc Tư - Đề 2
Câu 1.
- Theo tác giả người “mở ngày Ba Mươi Tết ra” là mẹ. Bởi vì "do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra".
Câu 2.
- Trong câu chuyện, những thành viên trong gia đình làm những công việc để chuẩn bị cho Tết:
+ Cánh đàn ông: lãnh phần dọn dẹp, lau chùi, làm đẹp nhà; chuẩn bị mâm bàn cúng rước ông bà.
+ Mẹ: thức dậy sớm đi chợ sớm, hì hụi trong bếp.
+ Chị gái: làm mứt.
+ Tụi con nít: bận rộn chạy đi chạy lại.
Câu 3.
- Bố: lau chùi bàn ghế, tủ kệ ở trên cao; bê các chậu hoa bố trồng xuống để trang trí nhà.
- Mẹ: nấu cơm cúng, mua đồ chuẩn bị đồ mời Tết.
Câu 4.
- Trong dịp nghỉ Tết, em đã làm những công việc sau để phụ giúp gia đình chuẩn bị đón Tết:
+ Quét nhà, lau nhà
+ Rửa tách chén, ấm trà ở trong tủ
+ Lau khô khay đựng bánh kẹo, bầy biện bánh kẹo ra khay
Câu 5.
- Ý nghĩa của ngày 30 Tết: là thời gian cả gia đình sum họp, tiễn biệt năm cũ, chuẩn bị đón Tết.