Cùng Toploigiai trả lười đọc hiểu Kẹo mầm để thấy rằng giá trị tuổi thơ là món quà vô giá, món quà mãi mãi trường tồn theo thời gian mà bất cứ cá nhân nào không thể lãng quên.
Câu 1. Các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là:
A. Biểu cảm và thuyết minh
B. Thuyết minh và nghị luận
C. Tự sự và nghị luận
D. Tự sự và biểu cảm
Câu 2. Đối tượng chính được nói tới trong văn bản là:
A. Tóc rối
B. Kẹo mầm
C. Bà cụ bán kẹo mầm
D. Hình ảnh người mẹ
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Một bên thúng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,…”?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Liệt kê
Câu 4. Dòng nào sau đây nói về đặc điểm của món kẹo mầm?
A. “cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê”
B. “Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que”
C. “Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi”
D. “kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả”
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của văn bản?
A. Hồi tưởng về tuổi thơ đã qua
B. Hồi tưởng về món kẹo mầm thuở nhỏ
C. Hồi tưởng về món kẹo mầm tuổi thơ và hình ảnh người mẹ, người chị
D. Hồi tưởng về hình ảnh mẹ và chị ngồi gỡ tóc rối dưới mái hiên nhà
Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của văn bản là:
A. Nhớ tiếc quá khứ
B. Trân trọng tuổi thơ
C. Yêu thương mẹ và chị
D. Khát khao trở về quá khứ
Câu 7. Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản?
A. Cái tôi đa cảm
B. Cái tôi tài hoa
C. Cái tôi uyên bác
D. Cái tôi sắc sảo
Trả lời đọc hiểu
Câu 1: D. Tự sự và biểu cảm
=>> Kể về thời thơ ấu và những cảm xúc ùa về của nhân vật tôi
Câu 2: B. Kẹo mầm
=>> món quà gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi
Câu 3: D. Liệt kê
=>> Liệt kê hình ảnh: mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối
Câu 4: D. “kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả”
Câu 5: C. Hồi tưởng về món kẹo mầm tuổi thơ và hình ảnh người mẹ, người chị
Câu 6: A. Nhớ tiếc quá khứ
=>> Nhớ về quá khứ tươi đẹp đặc trưng với cây kẹo mầm
Câu 7: A. Cái tôi đa cảm
=>> Vô vàn cảm xúc lẫn lộn khi nhân vật tôi kể và hồi tưởng về tuổi thơ
Câu 1: Phương thức biểu đoạn chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Xác định đề tài của văn bản.
Câu 3. Anh/Chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?
Câu 4. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của thời thơ ấu? (Viết khoảng 5 – 7 câu).
Trả lời đọc hiểu
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2:
- Đề tài của văn bản: Sự hồi tưởng lại món kẹo mầm tuổi thơ
Câu 3:
Bài học rút ra cho bản thân:
+ Phải biết yêu thương những người trong gia đình
+ Hãy lưu giữ và trân trọng những kí ức tươi đẹp
Câu 4:
Chắc hẳn trong hành trình phát triển của mỗi con người khoảng thời gian thơ ấu được coi là món quà quý giá và đẹp đẽ nhất. Bạn đã từng tìm hiểu về thời thơ ấu của chính mình chưa? Nếu chưa hãy tìm đến và hồi tưởng đến luôn nhé! Bởi thời thơ ấu mang một giá trị rất quan trọng trong cuộc đời con người. Đó là một khoảng thời gian tươi đẹp, khi ta còn hồn nhiên, vô lo vô nghĩ, không những thế đó còn là
quãng thời gian mà ta được sống trong sự đùm bọc, yêu thương, trong sự ấm áp quây quần của gia đình. Tuổi thơ còn là dưỡng chất để nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta thêm sức mạnh để đối mặt với những khó khăn khi ta bước vào tuổi trưởng thành. Vì thế tuổi thơ không phải là thứ dĩ vãng theo suy nghĩ của nhiều người, tuổi thơ phải là giá trị tồn tại và song hành mãi theo thời gian.