logo

Đọc hiểu Bám biển của Nguyễn Đức Mậu

icon_facebook

Cùng Toploigiai trả lời Đọc hiểu Bám biển của Nguyễn Đức Mậu để thấy được sự vất vả của những ngư dân quanh năm bám biển nhé !

Đọc hiểu Bám biển của Nguyễn Đức Mậu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Biển khô rang gió mặn sạm da người

Gió thổi rạp hàng cây chắn sóng

những ngôi nhà mở cửa về phía biển 

song sắt gỉ han gió biển gặm mòn.

 

Biển ở miếng ăn ớt cay muối đậm

mẻ lưới tươi nguyên cá nục, cá chuồn

bữa cơm trên thuyền dập duềnh sóng nước

có khi chan cùng nắng gió mưa tuôn.

 

Trận bão đi qua biển còn để dấu

cánh tay dân chai vết sẹo bầm đen

biển trắng vành khăn người vợ góa

căn nhà khuya đó một chấm đèn.

 

Người vợ khóc chồng, người mẹ khóc con cạn khô nước mắt

ngôi mộ mới nằm bên mộ cũ cỏ xanh rì

những ngôi nhà, con thuyền mãi thả neo trên cát

biển nghìn đời không thể dời đi.

(Nguyễn Đức Mậu, Báo Văn nghệ Quân đội, ngày 26/09/2023)


Đọc hiểu Bám biển

Câu 1. (0.5 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0.5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ.

Câu 3. (0.5 điểm). Theo tác giả, biển cung cấp cho con người những thực phẩm gì?

Câu 4. (1.0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu thơ: “biển trắng vành khăn người vợ goá” ? 

Câu 5. (1.0 điểm). Chọn và phân tích một hình ảnh/ câu thơ tiêu biểu thể hiện tinh thần "Bám biển" của ngư dân? 

Câu 6. (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được dùng trong hai dòng thơ sau:

“bữa cơm trên thuyền dập duềnh sóng nước
có khi chan cùng năng gió mưa tuôn”

Câu 7. (1.0 điểm). Câu thơ “căn nhà khuya đó một chấm đèn” gợi cho anh/chị cảm xúc, tình cảm gì?

Câu 8. (0.5 điểm). Văn bản trên gợi anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào cũng đề tài? ( Nêu tên tác phẩm và tác giả)


Trả lời đọc hiểu

Câu 1:

Bài thơ được viết theo thể thơ Tự do.

Câu 2:

Nhân vật trữ tình của bài thơ là tác giả/ nhà thơ, sinh ra tại vùng biển Nam Định. Nhà thơ chắc hẳn thấu hiểu sâu sắc về nơi mình sinh ra nên mới có thể viết được những áng văn hay và sâu sắc đến vậy.

Câu 3:

Theo tác giả, biển cung cấp cho con người những thực phẩm như: cá nục, cá chuồn.

Câu 4:

Theo em, câu thơ “biển trắng vành khăn người vợ góa” có ý nói đến người chồng đã mất khi phải chống chọi với cơn bão lớn. Người vợ hiện lên là hình ảnh đội khăn trong không gian biển trắng. Người ta vẫn thường hay nhắc đến “biển xanh”, “biển tình”,… nhưng ít ai miêu tả “biển trắng”. Có lẽ, màu trắng là màu của tang thương, sự mất mát lớn đối với những người ở lại và đặc biệt là “người vợ góa”.

Câu 5:

Trong bài thơ trên, có rất nhiều hình ảnh, câu thơ tiêu biểu thể hiện tinh thần “bám biển” sâu sắc; nhưng câu thơ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là:
“bữa cơm trên thuyền dập duềnh sóng nước
có khi chan cùng nắng gió mưa tuôn”.
ta có thể thấy nghề bám biển vô cùng nguy hiểm và vất vả. Ngay cả bữa cơm hàng ngày ta được ăn cơm trong một tư thế yên tĩnh, không ồn ào nhưng họ nơi nạp năng lượng sau những mẻ cá lớn được vớt lên của họ là sóng lớn, biển động. Dường như bữa cơm này diễn ra trong chốc lát, đơn giản, nhưng lại có những món ăn khác thường “chan cùng nắng gió mưa tuôn”. Đó là món “khó ăn”, “khó nuốt”, yêu cầu những thực khách phải có một tinh thần gan dạ, kinh nghiệm dày dặn thì mới dám thử. Tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, liệt kê bày tỏ tinh thần dũng cảm, dám đối diện với khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống; đồng thời cũng đưa đến cho người đọc những bài học sâu sắc.

Câu 6:

- Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng chủ yếu là: Ẩn dụ

- Tác dụng: Tác giả đã ẩn dụ sự khó khăn trong hành trình bám biển với những hình ảnh “thuyền dập duềnh sóng nước” và “nắng gió mưa tuôn” để tạo sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đem lại cho người đọc những ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ khi đọc những lời thơ chứa đựng những nỗi niềm, sự đồng cảm đối với sự khó khăn mà những ngư dân đang trải qua. Đồng thời, thủ pháp ẩn dụ còn nhằm đưa ra những bài học về sự kiên trì, dũng cảm trong công việc.

Câu 7:

Câu thơ “căn nhà khuya đó một chấm đèn”  gợi lại cho em rất nhiều cảm xúc và đặc biệt là sự đồng cảm, thương xót người “ra đi” và người “ở lại”. Nhà thơ sử dụng “một chấm đèn” để miêu tả sự cô độc, lạnh lẽo trong ngôi nhà vừa mất đi  “trụ cột”, người chèo lái, cáng đáng con thuyền ra khơi, người chống chọi với mọi bão táp phong ba một cách kiên cường. Thật xót thương làm sao! Giờ đây không biết ai sẽ là người gánh vác gia đình, gánh vác cuộc đời của những đứa con thơ, gánh vác cả “con thuyền tương lai” chưa cập bến.

Câu 8:

Văn bản trên gợi cho em liên tưởng đến bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận.

icon-date
Xuất bản : 14/12/2023 - Cập nhật : 14/12/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads