Cùng Toploigiai trả lời Đọc hiểu Dụi và nhẹ của Nguyễn Duy để thấy rằng mùa xuân không chỉ mang đến cho con người những màu sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà đó còn là mùa xuân gắn với tình cảm của con người.
Câu 1. Cho biết từ “xuân” trong đoạn thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 2. Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy? Chỉ ra các tiếng được gieo vần ở 2 dòng đầu.
Câu 3. Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 4. Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng?
Câu 5. Đoạn thơ gợi cho em tình cảm gì về mùa xuân?
Câu 1:
- Từ "xuân" trong đoạn thơ trên được dùng theo nghĩa gốc
Câu 2:
- Đoạn trích trên thuộc thể thơ: Lục bát
+ Căn cứ vào số chữ trong câu thơ: câu 6 chữ, câu 8 chữ
- Các tiếng được gieo vần ở hai dòng đầu: Dàng - Nhàng
Câu 3:
- Từ láy: Khe khẽ, nhẹ nhàng, dịu dàng.
Câu 4:
Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: Nhân hóa, điệp ngữ.
- Nhân hóa: Mùa xuân trở dạ dịu dàng/ lộc cựa nách cây/ Dịu dàng vương dải.
=>> Khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn. Mùa xuân giống như một sinh thể có sự sống "Trở dạ": Cách nhân hóa mới mẻ, diễn tả bước chuyển của thời gian, thời điểm giao mùa giữa đông và xuân. Mùa xuân đến từ từ, chầm chậm làm biến đổi cả đất trời, tạo ra sự sống. Sự trở dạ” ấy đã sinh ra những đứa con mùa xuân là những tín hiệu đầu tiên của đất trời: hoa, hương, lộc và làn mây tím mỏng mềm mại dịu dàng. Các động từ cựa","hé” diễn tả sự thức dậy, sự trở mình sinh sôi, sự lan tỏa của sự sống.
- Điệp ngữ: Dịu dàng, nhẹ nhàng.
=>> Tạo tính nhịp điệu cho câu thơ. Nhấn mạnh vào trạng thái "dịu","nhẹ" của sự vật trong bước đi của thời gian.
Câu 5:
- Đoạn thơ trên gợi cho em những tình cảm tha thiết với mùa xuân, mùa xuân đem lại cảm xúc vô cùng đặc biệt cho con người. Ấy là mùa xuân dịu dàng, nhẹ nhàng, mùa xuân ấm áp như một cách một con người dành tình cảm cho nhau.