logo

Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước trong hoàn cảnh nào? Trình bày nét chính về công cuộc thống nhất đất nước của ông


Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước trong hoàn cảnh nào?

- Năm 944: Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi triều đình lục đục, đất nước rối loạn

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, tuy đã giành lại được ngôi vua từ Dương Tam Kha nhưng các con ông không đủ sức giữ vững chính quyền trung ương, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn:

+ Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại. Bộ máy nhà nước hỗn loạn từ trung ương đến địa phương => Đất nước không có sự đoàn kết, không thống nhất giữa nhà Ngô với các quan lại trung ương và địa phương.

+ Nội bộ nhà Ngô mâu thuẫn, lục đục => Nhà Ngô không còn có uy tín trong nhân dân.

+ Trong lúc đó, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương đánh lẫn nhau.

=> Nên gọi là Loạn 12 sứ quân.

- Thời kỳ đó, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư.

- Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của Sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu.

- Sau khi Trần Minh Công chết, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, chiêu mộ binh lính, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ cùng nhiều sứ quân khác chống nhà Ngô và tiến đánh các sứ quân còn lại.


Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước trong hoàn cảnh nào Trình bày nét chính về công cuộc thống nhất đất nước của ông

a. Diễn biến

- Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ủng hộ tôn là Vạn Thắng Vương (đánh đâu thắng đó).

- Suốt hai năm ( 966 – 967), Đinh Bộ Lĩnh thuyết phục, vận động, liên kết, hàng phục và dùng sức mạnh quân sự để đánh dẹp các thế lực cát cứ. Đối với cánh quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, ông dùng phương pháp liên kết và hàng phục; đối với cánh quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì đánh dẹp. Còn lại Lã Đường và Nguyễn Khoa không đánh cũng tự thua.

b. Kết quả

- Đến cuối năm 967, cuộc chinh chiến dẹp loạn kết thúc.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đai Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình, kinh đô là Hoa Lư.

- Một quốc gia độc lập, có quốc hiệu, có nhà nước riêng, do hoàng đế đứng đầu đã được xác lập.

c. Ý nghĩa của việc dẹp loạn 12 sứ quân

Chiến thắng của cuộc dẹp loạn Đinh Bộ Lĩnh so với các thế lực cát cứ là việc khẳng định về quyền lực, sự thống nhất. Đồng thời khẳng định thắng lợi của tinh thần đoàn kết dân tộc bản địa và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Các sứ quân lần lượt bị chiếm đánh, chấm hết cuộc nội loạn cát cứ. Thời điểm cuối năm 967, đất nước đã trở lại bình yên thống nhất.

Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 20/10/2023