logo

Đời sống xã hội văn hoá thời Ngô Đinh Tiền Lê có điểm gì nổi bật


Hoàn cảnh ra đời nhà Ngô

Đời sống xã hội văn hoá thời Ngô Đinh Tiền Lê có điểm gì nổi bật

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa.

- Ngô Quyền đã thiết lập bộ máy chính quyền mới:

Trung ương : Vua đứng đầu quyết định mọi việc; đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp.

Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng (Đinh Công Trứ - Thứ sử châu Hoan, Kiều Công Hãn - Thứ sử châu Phong...)

- Quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

-Thiết lập bộ chính quyền mới từ trung ương đến địa phương


Hoàn cảnh ra đời nhà Đinh

Vào năm 968 Đinh Bộ Lĩnh hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước và lên ngôi vua. Lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư Ninh Bình. Mùa xuân năm 970 vua Đinh đặt niên hiệu nước là Thái Bình. Bắt đầu xây dựng bộ máy nhà nước thời Đinh Tiền Lê.

Ông cho xây dựng cung điện và đúc đồng tiền riêng tiêu trong nước. Làm lễ phong chức danh cho con cái. Xử phạt nghiêm khắc những kẻ có tội. Cử cận vệ thân cận nắm giữ các chốt điểm nhà nước quan trọng. Cử người sang giao thiệp với nhà Tống để giữ thế hòa bình.


Hoàn cảnh ra đời nhà Tiền Lê

+ Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục, chia rẽ.

+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, Đinh Toàn nối ngôi khi mới 6 tuổi.

+ Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (vợ của Đinh Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Đinh Toàn), thể theo nguyện vọng các tướng sĩ, đã trao áo "Long Cổn" (biểu tượng của ngôi vua) cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức là Lê Đại Hành.

+ Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Chúng sai sứ sang nước ta đưa ra hai yêu cầu: hoặc Đinh Toàn thống soái, Lê Hoàn làm Phó, hoặc phải đưa hai mẹ con Dương Vân Nga – Đinh Toàn sang quy phục, nhà Tống sẽ trao Tiết Việt cho Lê Hoàn. Lê Hoàn không chịu.

Đời sống xã hội văn hoá thời Ngô Đinh Tiền Lê có điểm gì nổi bật

Đời sống xã hội, văn hoá thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

* Về xã hội: gồm hai bộ phận, có địa vị chính trị và kinh tế khác nhau

+ Bộ phận thống trị gồm: vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ

+ Bộ phận bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

+ Nông dân là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội

* Văn hoá: Có bước tiến quan trọng

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo chưa phát triển nhưng Phật giáo được truyền bá rộng rãi.

- Chùa được xây dựng ở nhiều nơi như chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ. Nhà sư thường là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng, nhiều vị cao tăng tham gia quản lí đất nước, một số nhà sư mở lớp dạy học ở chùa.

- Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 20/10/2023