logo

Điều kiện để một muối tác dụng với kim loại xảy ra phản ứng là gì?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Điều kiện để một muối tác dụng với kim loại xảy ra phản ứng là gì” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học 9.


Điều kiện để một muối tác dụng với kim loại xảy ra phản ứng là gì?

- Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

- Điều kiện để xảy ra phản ứng: Kim loại từ Mg trở đi và phải đứng trước kim loại trong muối (tính theo dãy hoạt động hóa học của kim loại).

Dãy hoạt động hóa học:

K > Na > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

Ví dụ: Cu + 2AgNO3 ╺ Cu(NO3)2 + 2Ag ↓


Kiến thức mở rộng về Kim loại


1. Kim loại là gì?

Kim loại là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong các đám mây điện tử.

Điều kiện để một muối tác dụng với kim loại xảy ra phản ứng là gì?
Kim loại có thể tạo ra các ion dương

Các kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, đường chéo vẽ từ bo (B) tới poloni (Po) chia tách các kim loại với các phi kim. Các nguyên tố trên đường này là các á kim, đôi khi còn gọi là bán kim loại; các nguyên tố ở bên trái của đường này là kim loại; các nguyên tố ở góc trên bên phải đường này là các phi kim.

Các thù hình của kim loại có xu hướng có ánh kim, dễ kéo, dễ dát mỏng và là chất dẫn điện và nhiệt tốt, trong khi đó các phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái rắn), không có ánh kim, và là chất dẫn nhiệt và điện kém.


2. Vị trí của kim loại trong bản tuần hoàn hóa học

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại có mặt ở:

- Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA. Các kim loại này là những nguyên tố s.

- Nhóm III(trừ bo), một phần cùa các nhóm IVA, VA, VIA. Các kim loại này là những nguyên tố p.

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB). Các kim loại nhóm B được gọi là những kim loại chuyển tiếp, chúng là những nguyên tố d.

- Họ lantan và actini. Các kim loại thuộc hai họ này là những nguyên tố f. Chúng được xếp riêng thành hai hàng ờ cuối bảng.

Xác định vị trí nguyên tố:

+ Nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A): có electron xép sau cùng rơi vào phân lớp s hoặc p.

- Số thứ tự = Z

- Chu kỳ = số lớp electrron

- Nhóm = tổng số số electron ở lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố thuộc phân nhóm phụ (nhóm B): có electron xếp sau cùng rơi vào phân lớp d.

- Số thứ tự = Z

- Chu kỳ = số lớp electrron

- Nhóm = phụ thuộc tổng số số electron ở lớp (n - 1 )d+ nsY = S

+ Khi 1 ≤ S ≤ 8 thì số nhóm bằng S

+ Khi 8 < S ≤ 10 thì sổ nhóm là VIIIB

+ Khi 10 < S thì số nhóm = S – 10


3. Cấu tạo của kim loại

a. Cấu tạo của nguyên tử kim loại

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đề có ít electron ở lớp ngoài cùng (1,2 hoặc 3e).

Trong cùng chu kỳ:

Điều kiện để một muối tác dụng với kim loại xảy ra phản ứng là gì? (ảnh 2)

b. Cấu tạo của tinh thể kim loại

Ở nhiệt độ thường, hầu hết kim loại ở thể rắn (trừ thủy ngân ở thể lỏng).

Tinh thể:

+ Lục phương: Be, Mg, Zn,...

+ Lập phương tâm diện: Cu, Ag, Al,...

+ Lập phương tâm khối: Li, Na, Ba,...

Liên kết kim loại được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.


4. Phân loại kim loại

Kim loại cơ bản

Các kim loại bị oxi hóa hoặc ăn mòn khá dễ dàng và phản ứng khác nhau với axit clohidric loãng để tạo ra hydro. Một số ví dụ là sắt, niken, chì và kẽm. Đồng được xem là một kim loại cơ bản khi nó bị oxi hóa khá dễ dàng, mặc dù nó không phản ứng với HCl.

Kim loại đen

Gồm sắt, titan, crôm, và nhiều kim loại đen khác. Kim loại đen là kim loại màu đen, có nguồn gốc từ hai trăm triệu năm trước. Nhà địa lý học (có bản ghi: nhà bác học) Lê Quý Đôn tìm thấy nó năm 1743, lúc ông 17 tuổi. Ông cùng cha là Lê Trọng Thứ đi tìm cổ vật.

Kim loại màu

Gồm bạc, vàng, đồng, kẽm, và nhiều kim loại màu khác. Kim loại màu là kim loại có các màu như màu vàng, màu ghi (bạc), đồng... Kim loại màu không có màu đen như kim loại đen.

Kim loại đúc nên đồ vật

Trong ngành đúc tiền xưa, các đồng xu được định giá bằng lượng kim loại quý mà chúng chứa. Kim loại này được gọi tắt là kim loại đúc.


5. Ứng dụng của kim loại trong đời sống hiện nay

Kim loại xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, được ứng dụng vô cùng đa dạng ở nhiều lĩnh vực từ công nghiệp đến dân dụng. Chúng là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm thiết yếu, phục vụ cho sản xuất và cho cuộc sống hằng ngày.

Điều kiện để một muối tác dụng với kim loại xảy ra phản ứng là gì? (ảnh 3)

Có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến của kim loại như:

- Trong sản xuất: kim loại được dụng nhiều trong ngành luyện kim và sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị. Sắt, thép (và hợp kim của chúng như inox) hoặc nhôm, kẽm…được sử dụng phần lớn để tạo ra nhiều chi tiết, phụ kiện, chế tạo phôi, khuôn đúc…

- Trong xây dựng: kim loại đen, kim loại cơ bản thường được dùng để phục vụ cho các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cầu đường, các kiến trúc lớn nhỏ khác nhau…

Điều kiện để một muối tác dụng với kim loại xảy ra phản ứng là gì? (ảnh 4)

- Trong giao thông vận tải: ứng dụng làm vỏ các loại phương tiện, chi tiết máy móc, thiết bị và phụ kiện, khớp nối trong hầu hết các phương tiện từ xe đạp, xe máy, ô tô, xe tải, máy bay hay tàu thủy.

- Trong gia dụng: kim loại được sử dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống như bàn ghế, dụng cụ bếp, cầu thang, cửa, cổng…

- Trang trí – thiết kế: Ngoài ra, kim loại màu như còn được dùng nhiều trong trang trí nội thất. Nhờ tính tạo hình và dễ gia công, kim loại được uốn và cắt theo nhiều họa tiết, hoa văn đặc sắc, giúp sản phẩm vừa mang tính ứng dụng thực tiễn, vừa làm đẹp cho không gian.

- Trong hóa học: Kim loại được dùng để nghiên cứu, phân tích những phản ứng hóa học, từ đó các nhà khoa học phát triển thêm nhiều vật liệu hữu ích khác trên nền tảng các nguyên tố kim loại nhằm phục vụ cho cuộc sống hiện đại.

Kim loại là vật liệu hữu ích và vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Chúng hiện diện ngày càng nhiều, nhờ sự tiến bộ và khả năng, trình độ của con người, chúng ngày càng có nhiều ưu điểm hơn, phù hợp với nhiều mục đích và lĩnh vực. Điều quan trọng, con người cần sử dụng chúng đúng và không lãng phí để góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên liệu mà tự nhiên ban tặng.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022