Điển tích điển cố trong Bình ngô đại cáo?
Điển cố trong Bình Ngô đại cáo có nguồn gốc chủ yếu từ kinh, sử, truyện Trung Quốc. Bằng phương pháp thống kê, phân tích, chúng tôi nhận thấy trong Bình Ngô đại cáo có những điển cố sau:
1. Điếu phạt
2. Con đỏ
3. Sạch không đầm núi
4. Trúc Nam Sơn, nước Đông hải
5. Đau lòng nhức óc
6. Nếm mật nằm gai
7. Quên ăn vì giận
8. Tiến về đông
9. Cỗ xe cầu hiền
10. Tự ta ta phải dốc lòng
11. Dựng cần trúc
12. Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
13. Quay mũi giáo đánh nhau
14. Thần vũ chẳng giết hại
15. Hiếu sinh
16. Ta lấy toàn quân là hơn
17. Một cỗ nhung y
18. Duy tân
19. Trúc chẻ tro bay
20. Máu chảy trôi chày
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã sử dụng điển cố để :
+ khẳng định lập trường nhân nghĩa khi tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn và dân tộc Đại Việt.
+ tố cáo tội ác giặc Minh, kết tội những hành động của giặc là phi nhân nghĩa và đồng thời chỉ rõ nguyên nhân dân tộc Việt Nam phải đứng lên để đòi lại nhân nghĩa, đòi độc lập dân tộc.
+ để ngợi ca Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi là vị anh hùng áo vải, vì nhân nghĩa mà đứng lên, vì dân tộc mà chiến đấu, dựa vào dân mà chiến thắng quân thù. Nghĩa quân Lam Sơn không phải là quân đội của một triều đình được thường xuyên rèn luyện; mà họ là đội quân của nhân dân tự nguyện đứng lên cứu nước trước họa ngoại xâm.
+ để nêu rõ chủ trương hòa hiếu của dân tộc Đại Việt, tuyên bố kết thúc chiến tranh, tuyên bố hòa bình.