logo

Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Hướng dẫn Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Mở đầu trang 121 Địa Lí 8 Cánh diều

Câu hỏi: Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần tự nhiên, đặc biệt là khí hậu và thuỷ văn. Nước ta được xếp vào nhóm nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới khí hậu và thuỷ văn? Chúng ta cần phải có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

- Khí hậu tác động đến khí hậu và thủy văn:

+ Đối với biến đổi khí hậu: Gia tăng nhiệt độ, biến động lượng mưa và gia tăng các hiện tượng cực đoan.

+ Đối với thủy văn: thay đổi dòng chảy; gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và nước biển dâng.

- Giải pháp:

+ Thích ứng biến đổi khí hậu.

+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Câu hỏi trang 122 Địa Lí 8 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 8.1, 8.2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta. Lấy ví cụ thể.

Trả lời:

Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta:

- Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng với mức tăng trung bình là 0,89 độ C trong thời kì 1958 đến 2018.

- Biến đổi về lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình năm có sự biến động trong thời kì từ 1958 - 2018. Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng tăng trên phạm vi cả nước.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, bão, lũ, rét đậm,...; số ngày nắng nóng có xu hướng tăng; số ngày rét đậm, rét hại biến động mạnh; số lượng các cơn bão mạnh tăng.

=> Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.

Câu hỏi trang 123 Địa Lí 8 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

* Tác động biến đổi khí hậu đối với thủy văn: biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai và nước biển dâng, cụ thể:

- Thay đổi chế độ dòng chảy:

+ Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.

- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.

- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.

* Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.

Câu hỏi trang 124 Địa Lí 8 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy cho biết có những nhóm giải pháp nào để ứng phó với biến đổi khí hậu. Lấy ví dụ cụ thể cho một số giải pháp mà em biết.

Trả lời:

* Một số giải pháp có thế thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu như:

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng: sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít năng lượng, tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,...

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sức nước,...

- Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

- Bảo vệ rừng, trống và bảo vệ cây xanh tạo môi trường trong lành.

- Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải: phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định,...

- Ví dụ: Phần lớn điện và nhiệt chúng ta sử dụng được sản xuất từ than, dầu và khí đốt. Tiêu thụ ít năng lượng hơn bằng cách hạ nhiệt độ sưởi và tăng nhiệt độ làm mát, chuyển sang sử dụng bóng đèn LED và các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, giặt đồ bằng nước lạnh hoặc phơi khô đồ thay vì dùng máy sấy; Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thay cho bình sử dụng điện thông thường;...

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn nước ta.

Trả lời:

Địa lí 8 Cánh Diều Bài 8 trang 121, 122,...124

Câu hỏi 2: Hoàn thiện bảng về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta theo mẫu sau vào vở ghi bài:

Nhóm giải pháp thích ứng Nhóm giải pháp giảm nhẹ
? ?

Trả lời:

Nhóm giải pháp thích ứng Nhóm giải pháp giảm nhẹ

- Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng các công trình thuỷ lợi.

- Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.

- Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển giao thông công cộng khuyến khích người dân sử dụng.

- Sử dụng năng lượng truyền thống tiết kiệm và hiệu quả.

- Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ đề hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật...

- Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm của các ngành kinh tế.

- Cải tiến công nghệ, kĩ thuật đề tiết kiệm nguồn năng lượng.

- Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời...

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi
khí hậu.

Câu hỏi 3: Hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

- Nhiện vụ 1. Hãy tìn hiểu và viết báo cáo ngắn về những hành động có thể gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương em.

- Nhiệm vụ 2. Hãy nêu một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Trả lời:

- Nhiện vụ 1. Hãy tìn hiểu và viết báo cáo ngắn về những hành động có thể gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương em.

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đang đối mặt với thế giới hiện nay. Các hoạt động của con người đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra sự biến đổi này. Địa phương em sinh sống là vùng đồng bằng, nơi tập trung dân cư đông đúc với rất nhiều khu công nghiệp. Dưới đây là một số hành động có thể gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương em:

- Sử dụng phương tiện giao thông cá nhân góp phần gây ra lượng khí thải lớn vào khí quyển. Việc sản xuất và vận hành các phương tiện này đòi hỏi nhiều năng lượng, dẫn đến tăng lượng khí thải và gây ra sự thay đổi khí hậu.

- Khai thác rừng: Việc khai thác rừng góp phần giảm bớt khả năng hấp thụ khí CO2 của các khu rừng. Ngoài ra, việc chặt cây còn khiến cho lượng khí CO2 bị giải phóng từ đất, đóng góp vào việc tăng lượng khí thải vào khí quyển.

- Các hoạt động sinh hoạt như nấu nướng, sưởi ấm và sản xuất nông nghiệp cũng góp phần vào lượng khí thải vào khí quyển. Ví dụ, các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp bao gồm chăn nuôi gia súc và trồng trọt đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng và phân bón hóa học, cũng góp phần gây ra khí thải nhà kính.

- Việc phát triển đô thị đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng để xây dựng các công trình và hoạt động sinh hoạt của người dân.

- Sử dụng túi nylon và nhựa làm từ dầu mỏ đóng góp vào việc tăng lượng khí thải nhà kính, đồng thời tạo ra rác thải vô cùng khó phân hủy.

- Nhiệm vụ 2. Hãy nêu một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Một số hành động mà em có thể thực hiện góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu là:

- Tiết kiệm năng lượng: sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như bóng đèn LED, máy giặt và tủ lạnh có hiệu suất năng lượng cao, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì lái xe cá nhân: đi bộ, đạp xe, sử dụng xe buýt, tàu hỏa, tàu điện ngầm hoặc chia sẻ xe.

- Sử dụng năng lượng tái tạo: sử dụng năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiên liệu sinh học để sản xuất điện.

- Giảm thiểu lượng rác thải và tái chế: sử dụng các sản phẩm tái chế, giảm thiểu sử dụng túi nhựa, chai nhựa và bao bì đơn lẻ.

- Sử dụng sản phẩm hữu cơ và sản phẩm không chứa hóa chất độc hại: sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, không sử dụng hóa chất độc hại.

- Khuyến khích trồng cây: trồng cây là cách tốt nhất để hấp thụ khí carbon dioxide (CO2) từ không khí.

- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường: tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như giảm thiểu sử dụng nước, giảm thiểu sử dụng chất độc hại trong nông nghiệp và công nghiệp, và thực hiện các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã và các loài thực vật.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa lí 8 Cánh diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Địa lí 8 Cánh diều Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 05/04/2024