logo

Địa chỉ IP nào sau đây là hợp lệ?

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Địa chỉ IP nào sau đây là hợp lệ?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về địa chỉ IP trên máy tính là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Địa chỉ IP nào sau đây là hợp lệ?

A. 10.16.200.300

B. 192.168.10.132

C. 400.20.1.255

D. 172.193.2.3.0

Trả lời:

Đáp án đúng: B. 192.168.10.132

- Địa chỉ IP hợp lệ là 192.168.10.132

Kiến thức tham khảo về địa chỉ IP trên máy tính 


1. Địa chỉ IP là gì?

- Địa chỉ IP (IP viết tắt của Internet Protocol - giao thức Internet) là số định dạng cho một phần cứng mạng, các thiết bị sử dụng địa chỉ IP để liên lạc với nhau qua mạng dựa trên IP như mạng Internet.

- Hầu hết các địa chỉ IP có dạng như sau: 151.101.65.121, đây là địa chỉ IPv4. Một số địa chỉ IP khác có dạng: 2001:4860:4860::8844, đây là địa chỉ IPv6.


2. Địa chỉ IP được dùng để làm gì?

- Địa chỉ IP cung cấp định danh, nhận dạng thiết bị được kết nối mạng. Hiểu nôm na địa chỉ IP tương tự như địa chỉ nhà riêng, hoặc địa chỉ mà các doanh nghiệp cung cấp để người khác có thể nhận diện được. Tương tự các thiết bị trên mạng Internet được phân biệt với nhau thông qua địa chỉ IP.

- Chẳng hạn khi bạn gửi một gói đồ cho bạn bè hoặc người thân của mình đang sinh sống ở khu vực hoặc quốc gia khác, ngoài tên tuổi, bạn cần phải biết chính xác địa chỉ sinh sống của họ là gì, và để biết được địa chỉ sinh sống của họ là gì, chúng ta có thể tra cứu thông qua danh bạ.

- Quy trình gửi dữ liệu thông qua mạng Internet cũng tương tự. Tuy nhiên thay vì sử dụng danh bạ để tra cứu tên và tìm địa chỉ thực của họ, máy tính sẽ sử dụng máy chủ DNS để tìm kiếm Hostname và tìm ra địa chỉ IP.

Địa chỉ IP nào sau đây là hợp lệ?

- Ví dụ khi bạn truy cập trang web bất kỳ như Taimienphi.vn trên trình duyệt, yêu cầu tải trang sẽ được gửi tới máy chủ DNS để tìm kiếm Hostname (Taimienphi.vn) và tìm địa chỉ IP tương ứng của trang web đó là gì. Nếu không có địa chỉ IP đính kèm, máy tính sẽ không tìm được bất kỳ manh mối nào liên quan đến trang web.


3. Cấu tạo của địa chỉ IP

- IP có cấu tạo bởi 5 lớp (class), bao gồm: 

Lớp A

- Lớp A có các IP oc-tet đầu tiên với giá trị từ 1 – 126 (địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0). Đây là lớp đặc biệt dành cho các tổ chức lớn trên thế giới. 

Lớp B

- Lớp B có các IP oc-tet đầu tiên với giá trị từ 128 – 191 (địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0). Đây là lớp dành riêng cho những tổ chức được xếp loại trung trên thế giới.

Lớp C

- Lớp C có các oc-tet đầu tiên với giá trị từ 192 – 223 (địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0). Lớp C dùng cho các tổ chức có quy mô nhỏ, bao gồm cả máy tính cá nhân. 

Lớp D

- Lớp D có các oc-tet đầu tiên với giá trị từ 224 – 239 (địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255). Đồng thời, 4 bit đầu của lớp này luôn là 1110. Lớp D đặc biệt dành cho các tổ chức phát thông tin (multicast/broadcast).

Lớp E

- Lớp E có các oc-tet đầu tiên với giá trị từ 240-255 (địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255). Bên cạnh đó, 4 bit đầu tiên của lớp E luôn là 1111. Lớp này đặc biệt được dành riêng cho công tác nghiên cứu.


4. Các loại địa chỉ IP

- Tùy vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP được phân làm: Địa chỉ IP công cộng – IP Public, IP Private – địa chỉ IP riêng, địa chỉ IP tĩnh – Static IP và Dynamic IP – địa chỉ IP động. Chúng có thể được phân là IPv4 hoặc IPv6, cả IP Public và IP Private đều tồn tại dưới dạng IP động hay IP tĩnh.

IP Public

- IP public là địa chỉ IP công cộng được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định. Đây là địa chỉ mà mạng gia đình hay doanh nghiệp sử dụng để liên lạc với các thiết bị kết nối internet khác, cho phép các thiết bị trong mạng truy cập web hay liên lạc trực tiếp với máy tính của người dùng khác

IP Private

- IP Private hay còn gọi là IP riêng sử dụng trong nội bộ mạng LAN, giống như mạng gia đình hay mạng quán nét. Khác với IP công cộng, IP Private không thể kết nối với mạng internet, chỉ các thiết bị trong mạng mới có thể giao tiếp với nhau thông qua bộ định tuyến còn gọi là router. Địa chỉ IP riêng được bộ định tuyến gán tự động hoặc bạn có thể thiết lập theo cách thủ công

Static IP (địa chỉ IP tĩnh)

- Cả địa chỉ IP công cộng và địa chỉ IP riêng đều có thể là địa chỉ IP tĩnh hoặc địa chỉ IP động. Địa chỉ IP được gán bởi máy chủ DHCP là địa chỉ IP động (Dynamic IP). Nếu một thiết bị không kích hoạt hoặc không hỗ trợ DHCP thì địa chỉ IP phải được gán thủ công, trong trường hợp đó địa chỉ IP được gọi là địa chỉ IP tĩnh (Static IP).


5. Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP

- Ưu điểm của IP là kết nối thông tin, giúp người dùng dễ dàng truy cập mạng lưới Internet. Bên cạnh đó, địa chỉ IP còn hỗ trợ việc quản lý hệ thống mạng, bởi mỗi máy tính sẽ được cấp một IP riêng biệt.

- Còn nhược điểm của IP là dễ bị khai thác thông tin cá nhân từ hoạt động xâm nhập của hacker. Hơn nữa, tất cả các hoạt động truy cập Internet của người dùng đều bị lưu lại thông tin IP. Điều này càng tạo thuận lợi cho các đối tượng xấu tiến hành các hành động trái phép.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads