logo

Đế quốc nào ở Tây Phi thời Trung đại còn được gọi là Vùng Bờ Biển nô lệ (Slave Coast)?

Đế quốc Benin  ở Tây Phi thời Trung đại còn được gọi là Vùng Bờ Biển nô lệ (Slave Coast). Đế quốc Benin là một nhà nước trong thời kỳ tiền thuộc địa ở châu Phi tại nơi hiện nay là Nigeria. Cái tên Benin thường gây nhầm lẫn với quốc gia hiện nay có tên là Bénin


Câu hỏi: Đế quốc nào ở Tây Phi thời Trung đại còn được gọi là Vùng Bờ Biển nô lệ (Slave Coast)?

A. Zaire 

B. Senegambia

C. Asante 

D. Benin 

Đáp án đúng là: D. Benin 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án D

Đế quốc Benin  ở Tây Phi thời Trung đại còn được gọi là Vùng Bờ Biển nô lệ (Slave Coast). Những người thành lập Đế quốc Benin ban đầu là người Edo, đầu tiên được cai quản bởi Ogisos (Những vị vua của Bầu trời) và gọi vùng đất họ đang sinh sống là Igodomigodo. Thành phố đầu tiên của họ (sau có tên là thành phố Benin do người Bồ Đào Nha đặt vào cuối thế kỷ 15) được thành lập vào thế kỷ 8 trước công nguyên và bao quanh bởi các khu định cư tự trị được bảo vệ bằng các bức tường đất.


- Vài nét về Benin

Với quy hoạch khoa học và hệ thống tường đất bảo vệ dài hơn cả Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, thành phố Benin, hay còn gọi là Edo, nằm ở phía nam Nigeria từng là một trong những đô thị quy củ nhất trên thế giới, phát triển bậc nhất tại Tây Phi hồi thế kỷ thứ 11. Tuy nhiên, thành phố này nay đã biến mất hoàn toàn, chỉ còn tồn tại trong sử sách.

Đế quốc Benin  ở Tây Phi thời Trung đại còn được gọi là Vùng Bờ Biển nô lệ (Slave Coast).

Tọa lạc tại một khu vực rộng lớn, Benin có một hệ thống tường đất đồ sộ bao quanh ở phía nam và các hào sâu ở phía bắc. Những bức tường đất bao quanh Benin có thời điểm còn dài gấp 4 lần Vạn lý Trường Thành và tốn nguyên vật liệu xây dựng gấp hàng trăm lần so với Đại Kim Tự tháp Cheop. Các bức tường đất dài 16.000 km, bao bọc một khu vực rộng 6.500 km vuông, do chính tay người dân Benin dựng nên. Ước tính phải mất 150 triệu giờ đào xới để hoàn thành công trình này. Điều đáng tiếc là hầu như không còn dấu vết nào của những bức tường này còn tồn tại đến ngày hôm nay. Ngoài các bức tường bao quanh thành phố, có nhiều bức tường khác phân chia các khu vực xung quanh thành phố thành 500 ngôi làng vệ tinh.

Khi người Bồ Đào Nha lần đầu tiên phát hiện ra thành phố vào năm 1485, họ đã hoàn toàn choáng ngợp khi nhận ra rằng vương quốc rộng lớn này được tạo từ hàng trăm ngôi làng và thành phố kết nối với nhau giữa một khu rừng ở châu Phi. Họ gọi đó là “đại đô thị Benin” và xếp Benin vào danh sách một trong những thành phố được quy hoạch tốt nhất trên thế giới ở thời điểm đó.


- Bờ Biển Nô lệ (Slave Coast) 

Thế kỉ XVIII - XIX, vùng bờ biển Vịnh Guinea, Tây Phi, hay vùng đồng bằng sông Niger (gồm các nước Togo, Benin và Nigeria hiện nay) được gọi là Bờ Biển Nô lệ (Slave Coast). Các nước cung cấp nô lệ như Senegal, Guinea, Siera Leone, Liberia, Nigeria, Angola.

Những thương gia châu Âu mua hay trao đổi những tội phạm và tù nhân chiến tranh bằng những thanh sắt rẻ mạt cho những vua Tây Phi hay tù trưởng bộ lạc. Việc buôn bán nô lệ đưa sang châu Mĩ bắt đầu như thế.

Năm 1502, người Bồ Đào Nha là người đầu tiên đã dùng thuyền chở nô lệ da đen sang châu Mỹ, mở đầu cho việc buôn bán “hắc nô” dã man. Kể từ đây, một bọn lái buôn chuyên làm việc này đã ra đời. Bọn này được nhà cầm quyền chính quốc cấp cho đủ các giấy tờ hợp pháp để hoạt động. Thời kỳ đầu, việc buôn bán nô lệ chủ yếu là người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha, về sau cả người Anh, người Pháp, người Hà Lan…cũng gia nhập đội quân lái buôn này. Bọn thực dân châu Âu từ bờ biển châu Phi đi sâu vào nội địa, dùng mọi cách bắt người da đen, có khi dùng các hàng hóa rẻ tiền để đổi chác với bọn tù trưởng. “Hắc nô” bị lùa lên tàu, nhét vào các khoang như các thứ hàng hóa khác. Một con tàu sức chở chỉ vài trăm người, chúng chở tới hơn 1000 nô lệ. Biết bao nhiêu người đã bị chết trong cuộc hành trình kéo dài cả mười tuần lễ.

>>> Xem thêm: Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

icon-date
Xuất bản : 05/10/2022 - Cập nhật : 05/10/2022