logo

Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ Latinh làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập.


Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi?

A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập

B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi

C. Cuộc đấu tranh của Angiêri

D. “Năm châu Phi”

Đáp án đúng là: A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập


Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án A

Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh có tác dụng thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại Châu Phi. Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc - chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953).


Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Châu Phi

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Châu Phi phát triển mạnh mẽ. 

+ Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan Ai Cập, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953). Nửa sau thập niên 50 có thêm nhiều quốc gia giành độc lập. 

+ Năm 1960, được gọi là "Năm châu Phi" với 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Ănggôla, Môdămbích chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của chúng về cơ bản tan rã. 

+ Từ sau năm 1975, các thuộc địa còn lại ở Châu Phi đã giành độc lập như Dimbabuê và Namibia Ở Nam Phi, trải qua cuộc đấu tranh lâu dài bản Hiến pháp tháng 11/1993 đã chính thức xoá bỏ chủ nghĩa Apacthai. 

+ Sau cuộc bầu cử dân chủ (4/1994), Nenxơn Manđêla trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi.Tới đây, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi cũng như trên toàn thế giới. 

Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

Những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

+ Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại Châu Phi… Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Châu Phi. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. 

+ Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở Châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước Châu Phi… Giai cấp tư sản Châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình. Nhân dân Châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân.

Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”. 

>>> Tham khảo: Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Phi sau năm 1945

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 29/11/2022