Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18/ 7/1919 trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ lạc Tan-bu. Ngay từ khi học đại học, Nen-xơn Man-đê-la đã từ bỏ địa vị thừa kế chức tù trưởng. Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
A. J.Nêru
B. M.Gandi
C. Phiđen cátxtơrô
D. Nenxơn Manđêla
Đáp án đúng: D. Nenxơn Manđêla
Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Ông là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn 3 thế kỷ cầm quyền của người da trắng, là người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà còn là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do, đoàn kết dân tộc và lòng vị tha.
Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18/ 7/1919 trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ lạc Tan-bu. Ngay từ khi học đại học, Nen-xơn Man-đê-la đã từ bỏ địa vị thừa kế chức tù trưởng; chứng tỏ nhân cách của một vị lãnh đạo luôn đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng người da đen và đã làm Chủ tịch Liên minh thanh niên Đại hội dân tộc Phi.
Những ngày tháng của thời niên thiếu, Nelson Mandela thường được nghe về các sự tích anh hùng của nhân dân châu Phi chống lại sự xâm lược của người da trắng. Đây chính là động lực thôi thúc ông đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng người da màu.
Nelson Mandela là lãnh tụ Đại hội dân tộc Phi, Nam Phi ANC. Ông trải qua 27 năm tù vì chống chủ nghĩa Apacthai và trở thành Tổng thống Nam Phi từ tháng Tư 1994.
Thời niên thiếu, Mandela thường nghe kể về các sự tích anh hùng của nhân dân châu Phi chống lại sự xâm lược của người da trắng. Điều ấy đã góp phần thôi thúc ông đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng người da đen.
Năm 1938, Mandela vào trường Đại học Henbớc là trường cao đẳng đầu tiên của Nam Phi dành cho người da đen. Ở trường, ông tham gia phong trào sinh viên đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ bình đẳng, nên năm 1940 bị buộc phải thôi học. Năm sau ông phải đi Gôhannêsbớc tiếp tục học thêm. Ở đây, ông lại tiếp tục tham gia hoạt động chính trị. Năm 1944, ông gia nhập tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) của Nam Phi và trở thành một trong những người sáng lập ra Liên minh thanh niên của tổ chức này.
Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, Mandela tốt nghiệp đại học trở thành luật sư. Ông mở văn phòng luật sư đầu tiên của người da đen ở Gohannêsbớc để giúp đỡ về luật pháp cho những người dân da đen.
>>> Tham khảo: Nam phi gồm những nước nào?