logo

Đế quốc Hồi giáo nào cai trị vùng đất bao quanh biển Địa Trung Hải?

Đế quốc Hồi giáo Ottoman cai trị vùng đất bao quanh biển Địa Trung Hải. Trong khi các đế chế khác nhanh chóng lụi tàn vì không cai quản được một diện tích lãnh thổ quá rộng lớn, đa dạng sắc tộc, văn hóa,… thì Ottoman giữ được sự cường thịnh bền vững trong hàng trăm năm. Ottoman có những biện pháp cai trị đất nước rất hữu hiệu.


Câu hỏi: Đế quốc Hồi giáo nào cai trị vùng đất bao quanh biển Địa Trung Hải?

A. Ottoman 

B. Safavids

C. Mughal 

D. Không có 

Đáp án đúng là: A. Ottoman 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án A

Đế quốc Hồi giáo Ottoman cai trị vùng đất bao quanh biển Địa Trung Hải. Đế chế Ottoman theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nghĩa là "Đế chế Ottoman Tối cao" tồn tại suốt 624 năm (1299 - 1923), là một trong những đế chế lớn nhất và tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại. Cũng như các đế chế khác, muốn thành công thì Ottoman đã tuân thủ những giá trị cốt lõi. 

Đế quốc Hồi giáo Ottoman cai trị vùng đất bao quanh biển Địa Trung Hải.

- Lịch sử Đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman là một đế quốc tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nó tồn tại từ 27 tháng 7năm 1299 tới ngày 29 tháng 10 năm 1923.

Ở đỉnh cao quyền lực của mình, trong thế kỷ 16 và 17, đế quốc Ottoman đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn từ đông nam châu Âu, tới phía Tây Nam châu Á và Bắc Phi. Đế quốc Ottoman gồm có 29 tỉnh và rất nhiều nước chư hầu, một vài nước trong số đó sau này bị sát nhập hoàn toàn vào đế quốc, trong khi những nước khác lại có những quyền tự chủ ở mức độ khác nhau trong khoảng thời gian kéo dài hàng thế kỷ.

Với Constantinople – Istanbul ngày nay là thành phố thủ đô và kiểm soát vùng đất rộng lớn xung quanh phía đông Địa Trung Hải trong thời cai trị của Hoàng đế Suleiman Magnificent ( cai trị từ năm 1520-1566), đế quốc Ottoman trở thành trung tâm của sự tương tác giữa thế giới phương Đông và phương Tây trong sáu thế kỷ.

Đế quốc Ottoman đã kết thúc như là một nhà nước theo chế độ quân chủ vào ngày 1 Tháng 11 năm 1922 và chính thức kết thúc như một nhà nước về mặt pháp lý vào ngày 24 Tháng Bảy năm 1923, theo Hiệp ước Lausanne. Nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đã chính thức được khai sinh vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 và trở thành một trong các quốc gia kế thừa của đế quốc Ottoman như là một phần của điều ước quốc tế này.


- Thời lớn mạnh của Đế quốc Ottoman

Lãnh thổ của Đế quốc Ottoman từ lúc khởi lập đến năm 1683.Vào thời lớn mạnh, Đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman : Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Aden, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga.

Vào đầu thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman trở thành một trong những nhà nước lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Trong thời kì này, nhiều ông vua kiệt xuất lên cai trị Thổ Nhĩ Kỳ: điển hình như Selim I (1512-1520), người có công sát nhập vùng Trung Đông vào Ottoman. Vào năm 1514 trong trận Chaldiran, ông đã đánh bại vua Ismail I (1501-1524) nhà Safavid. Ông đã tiêu diệt nhà Mamluk ở Ai Cập vào năm 1517 rồi dành danh hiệu khalip từ nhà Abbasid ở Cairo (các sultan Ottoman tiếp tục giữ danh hiệu này đến năm 1924), bắt đầu thời kì Ai Cập thuộc Ottoman.

Đế quốc Hồi giáo Ottoman cai trị vùng đất bao quanh biển Địa Trung Hải. Khi Đế quốc quản lý để kiểm soát Constantinople và kiểm soát các lãnh thổ khác, nó được đặt ở trung tâm của các tương tác thương mại và văn hóa, cả ở thế giới phương Đông và phương Tây trong sáu thế kỷ. Sau một loạt vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của quốc gia, đế chế đã quyết định tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ liên minh với người Đức, cuối cùng phải trả giá cho thất bại của Ottoman và dẫn đến sự giải thể cuối cùng của đế chế.

>>> Xem thêm: Vị quân vương đã giải phóng nước Nga khỏi người Tatar?

icon-date
Xuất bản : 05/10/2022 - Cập nhật : 05/10/2022