logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 8 - Đề 5


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 8 - Đề 5


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức tổng quát là

A. CnH2n+6 ; n ³ 6.

B. CnH2n-6 ; n ³ 3.

C. CnH2n-6 ; n 6.       

D. CnH2n-6 ; n ³ 6.

Câu 2: Cho ancol X có CTCT:

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 8 - Đề 5 I Toploigiai

Theo danh pháp IUPAC, X có tên gọi là

A. 3,3-đimetylbutan-2-ol.

B. 2,3-đimetylbutan-1-ol.

C. 2,2-đimetylbutan-3-ol.

D. 4,4-đimetylpentan-2-ol.

Câu 3: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa?

A. Etyl clorua.

B. Anđehit axetic.

C. Etilen.                    

D. Tinh bột.

Câu 4: Ancol etylic tan trong nước vì

A. có phản ứng với nước.

B. tạo được liên kết hidro với rượu.

C. tạo được liên kết hidro với nước.

D. điện li thành ion.

Câu 5: Stiren không phản ứng với

A. dung dịch KMnO4.

B. dung dịch Br2.

C. H2, Ni, to.              

D. dung dịch NaOH.

Câu 6: Loại nước một ancol X thu được olefin, X là

A. ancol bậc 1.

B. ancol no.

C. ancol no đơn chức mạch hở.

D. ancol đơn chức.

Câu 7: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH.

B. Na kim loại.

C. nước Br2.

D. H2 (Ni, nung nóng).

MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)

Câu 8: Ancol nào dưới đây là ancol bậc 3?

A. Propan-2-ol.

B. 3-metylbutan-2-ol.

C. 3-metylbutan-1-ol.

D. 2-metylpropan-2-ol.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiệt độ sôi của C2H5OH cao hơn CH3OH và thấp hơn C3H7

B. Để so sánh nhiệt độ sôi của các ancol ta phải dựa vào gốc .

C. Để so sánh nhiệt độ sôi của các ancol ta phải dựa vào số nhóm

D. Để so sánh nhệt độ sôi của các ancol ta phải dựa vào khối lượng nguyên tử của

Câu 10: Hợp chất hữu cơ X (phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2. X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X tham gia phản ứng và X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3OC6H4OH.

B. C6H5CH(OH)2.

C. HOC6H4CH2OH.       

D. CH3C6H3(OH)2.

Câu 11: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2CH2OH, (b) HOCH2CH2CH2OH, (c) HOCH2CH(OH)CH2OH, (d) CH3CH(OH)CH2OH, (e) CH3CH2OH, (f) CH3OCH2CH3. Các chất đều

tác dụng được với Na, Cu(OH)2

A. (c), (d), (e).

B. (a), (c), (d).

C. (a), (b), (c).                      

D. (c), (d), (f).

Câu 12: Để phân biệt ancol etylic và glixerol cần dùng thuốc thử nào sau đây?

A. NaOH.

B. Na.

C. Cu(OH)2.               

D. HCl.

Câu 13: Dãy gồm các chất và dung dịch đều phản ứng với phenol là:

A. Dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, Na.

B. Nước brom, H2, dung dịch NaOH.

A. Nước brom, Na, dung dịch NaOH.

D. Nước brom, dung dịch HCl, dung dịch NaOH.

Câu 14: Cho các chất sau : phenol, etanol và etylclorua . Kết luận đúng là

A. Có môt chất tác dụng được với natri.

B. Có hai chất tác dụng với dung dịch NaOH.

C. Cả ba chất đều tác dụng với dung dịch Na2CO3.

D. Cả ba chất đều tan tốt trong nước.

Câu 15: Cho các hóa chất sau: (1) Na, (2) dung dịch NaOH, (3) nước brom. Phenol và stiren đều phản ứng được với

A. 1 và 2.

B. 1.

C. 2.                         

D.  3.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 16: Cho dãy các chất: toluen, stiren, benzen, phenol. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch brom là

A. 2.

B. 4.

C. 1.                           

D. 3.

Câu 17: Khử nước 7,4 gam ancol no đơn chức với hiệu xuất 80% thu được chất khí đủ làm mất màu 12,8 gam Br2. Công thức phân tử của ancol là

A. C3H7OH.                        

B. C2H5OH.               

C. C4H9OH.               

D. C5H11OH.

Câu 18: X là chất hữu cơ có công thức phân tử CxHyO. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong thấy có 30 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa đem đun nóng phần nước lọc có 20 gam kết tủa nữa. Biết X vừa tác dụng Na, vừa tác dụng NaOH. Công thức phân tử của X là

A. C6H6O.

B. C7H8O.

C. C7H8O2.                 

D. C8H10O.

Câu 19: X là hỗn hợp gồm phenol và metanol. Đốt cháy hoàn toàn X được nCO2 = nH2O. Vậy % khối lượng metanol trong X là

A. 25%.

B. 59,5%.

C. 50,5%.                   

D. 20%.

Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol tác dụng với Na dư thu được 30 gam hỗn hợp muối. Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng ancol etylic có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 4,6 gam.

B. 2,3 gam.

C. 4,14 gam.              

D. 8,28 gam.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1 : Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng đựng riêng biệt trong các lọ đã mất nhãn: ancol etilic, phenol và benzen.

Câu 2: Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu đuộc 24,5 gam chất rắn. Viết công thức cấu tạo của 2 ancol, biết 2 ancol có mạch không phân nhánh.

Cho H=1; O=16, C= 12, Na=23

                HẾT                


 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 Phần 1. Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

D

C

D

C

C

D

A

C

B

C

C

B

D

A

C

B

C

B

Phần 2. Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Nhận biết 3 chất

Viết đúng phương trình

0,75

0,25

2

Xác định được M ancol = 15, 6 = 52 Þ R + 17 = 52 Þ R = 35

0, 3

0,5

Xác định được CTCT: CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH

0,5

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021