logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 8 - Đề 6


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 8 - Đề 6


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Công thức cấu tạo của ancol tert-butylic là

A. (CH3)3COH.

B. (CH3)3CCH2OH.

C. (CH3)2CHCH2OH

D. CH3CH(OH)CH2CH3.

Câu 2 : Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

A. CnH2n + 2OH (n>1).

B. CnH2n-1OH (n ³3).     

C. CnH2n + 1OH (n≥1).         

D. CnH2nOH (n >1).

Câu 3: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây gọi là phương pháp sinh hóa?

A. Anđehit axetic.

B. Etylclorua.

C. Tinh bột.                        

D. Etilen.

Câu 4: Ứng dụng không phải của hiđrocacbon thơm là

A. sản xuất thuốc nổ.

B. làm dung môi.

C. sản xuất chất diệt nấm mốc.

D. làm dược phẩm.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Benzen dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.

B. Các hiđrocacbon thơm đa số đều độc.

C. Toluen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.

D. Stiren làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường.

Câu 6: Dãy chất nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic?

A. Na, HCl, CH3OH.

B. Cu(OH)2, K, HNO3.

C. NaOH, H2SO4, CH3OH.

D. Cu, Na, HCl.

Câu 7: Cho các chất sau: benzen, phenol, toluen, stiren. Số chất phản ứng được với dung dịch brom ở điều kiện thường là

A. 2.

B. 1.

C. 3.                                

D. 4.

MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)

Câu 8: Số đồng phân ancol X có công thức phân tử C4H10O là

A. 4.

B. 2.

C. 3.                                

D. 5.

Câu 9: Cho các chất: C6H5CH3 (1), p-H3CC6H4C2H5 (2), C6H5C2H3 (3), o-H3CC6H4CH3 (4). Dãy

gồm các chất đồng đẳng của benzen là:

A. (1), (2) và (3).

B. (2), (3) và (4).

C. (1), (3) và (4).           

D. (1), (2) và (4).

Câu 10: Cho các chất sau: C2H6, C2H5Cl, C3H8, C2H5OH. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. C2H5Cl.

B. C2H6.

C. C2H5OH.                   

D. C3H8.

Câu 11: Thuốc thử dùng để phân biệt được các chất benzen, stiren, toluen là

A. dung dịch KMnO4.

B. dung dịch brom.

C. oxi không khí.          

D. dung dịch HCl.

Câu 12: Khi đun nóng hỗn hợp gồm CH3OH và C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là

A. 6.

B. 4.

C. 5.                               

D. 3.

Câu 13: Để phân biệt ancol etylic và glixerol cần dùng thuốc thử nào sau đây?

A. NaOH.

B. Na.

C. Cu(OH)2.                   

D. HCl.

Câu 14: Hợp chất hữu cơ X (phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2. X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X tham gia phản ứng và X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3OC6H4OH.

B. C6H5CH(OH)2.

C. HOC6H4CH2OH.       

D. CH3C6H3(OH)2.

Câu 15: Cho các hợp chất thơm: HO-C6H4-CH2OH (1), CH3OC6H4OH (2), HOC6H4OH (3),

CH3OC6H4CH2OH (4). Chất có thể tác dụng với cả 3 chất: Na, dung dịch NaOH, dung dịch HBr là

A. (3).

B. (1).

C. (2).                             

D. (4).

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu  16:  Từ  benzen  tổng  hợp  stiren  theo  sơ  đồ  phản  ứng:  C6H6 ¾+¾C2H¾4 ® C6H5C2H5 ¾t¾,xt ® C6H5CH=CH2. Nếu hiệu suất của cả quá trình bằng 70% thì từ 2 tấn benzen tổng hợp được khối lượng stiren là

A. 1,78 tấn.

B. 3,18 tấn.

C. 3,81 tấn.                      

D. 1,87 tấn.

Câu 17: Cho 13 gam hỗn hợp X gồm benzen và stiren làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom. Tỉ lệ mol của benzen và stiren trong X là

A. 1:1.

B. 1:2.

C. 2:1.                               

D. 2:3.

Câu 18: Cho 11 gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol là

A. C3H7OH và C4H9OH.

B. C4H9OH và C5H11OH.

C. CH3OH và C2H5OH.

D. C2H5OH và C3H7OH.

Câu 19: Cho 9,4 gam phenol phản ứng hoàn toàn với nước brom dư tạo thành a gam kết tủa trắng. Giá trị của a là

A. 25,4.

B. 33,1.

C. 33,4.                             

D. 17,3.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75:1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Nhận xét đúng về X là

A. không làm mất màu dung dịch Br2 nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 đun nóng.

B. tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.

C. có thể trùng hợp thành

D. tan tốt trong nước.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a. Ancol isopropylic tách nước ở 170oC (xúc tác H2SO4 đặc).

b. Benzen tác dụng với brom (xúc tác bột sắt, to).

c. Phenol tác dụng với dung dịch natri hiđroxit

d. Toluen tác dụng với dung dịch axit nitric đặc, dư (xúc tác H2SO4 đặc, to).

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp cần V lít O2 (đktc) thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hai ancol và tính V.

(Cho H =1, C=12, O =16)


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

C

C

C

A

A

A

A

D

C

A

D

C

C

B

D

C

B

B

A

Phần 2. Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Viết đúng 4 phương trình

0,25x4

2

nCO2 = 0,15 mol. nH2O = 0,25 > nCO2 → ancol no

0,25

Tính n ancol = 0,1 → số C = 1,5 → CH3OH, C2H5OH (có lý luận về số nhóm chức)

0,5

Tính đúng V

0,25

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021