logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 Chương 5 - Đề 9


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 Chương 5 - Đề 9


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm (20 câu - 8,0 điểm)

Câu 1. Phát biểu sai là 

A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục.

B. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.

C. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh.  

D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương.

Câu 2: Phương pháp điều chế khí hiđroclorua trong phòng thí nghiệm là:

A. Thủy phân AlCl3.                                                    

B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.

C. Cho Cl2 tác dụng với H2O.                                     

D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc.

Câu 3. Phát biểu không phải ứng dụng của clorua vôi là     

A. Tẩy trắng vải, sợi, giấy, tẩy uế cống rãnh, ...

B. Dùng làm chất khử chua cho đất nhiễm phèn.     

C. Dùng trong tinh chế dầu mỏ.

D. Dùng để xử lí các chất độc, bảo vệ môi trường.

Câu 4. Dung dịch thường được dùng để khắc chữ lên thủy tinh là  

A. NaOH.                          

B. HF.                   

C. H2SO4 đặc.       

D. HClO4

Câu 5. Các chất không tác dụng với khí flo là          .

A. Au và Pt.   

B. Cu và Fe.   

C. H2 và H2O.            

D. O2 và N2.

Câu 6. Thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột. Hiện tượng quan sát được là

A. dung dịch có màu xanh.                                          

B. dung dịch có màu vàng lục.  

C. có kết tủa trắng.                                                       

D. có kết tủa vàng nhạt.

Câu 7. Dãy gồm các chất đều tác dụng với khí clo là:

A. Na, H2, N2.                   

B. NaOH, NaBr, NaI.       

C. KOH, H2O, HF.           

D. Fe, K, O2.

Câu 8. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl là:

A. NaOH, Al, CuSO4, Al2O3, MgO.                            

B. NaOH, Cu, Al2O3, Na2CO3, Cu(OH)2.

C. Al, CaCO3, Al2O3, KMnO4, Cu(OH)2.                   

D. Cu(OH)2, CaCO3, H2SO4, Fe, FeO.

Câu 9. Cho các phát biểu sau:                                            

(1) Phương pháp điều chế khí hiđro clorua là cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.

(2) Để thu được khí HCl trong phòng thí nghiệm ta dùng phương pháp đẩy nước. 

(3) Khí HCl tan nhiều trong nước là do phân tử HCl phân cực. 

(4) Dung dịch HCl loãng "bốc khói" trong không khí ẩm.                  

(5) Ở 200C hoà tan HCl vào nước có thể thu được dung dịch HCl có nồng độ gần 100%, do HCl tan nhiều trong nước.

Số phát biểu đúng là

A.2.                                  

B. 3.                                   

C. 4.                                  

D. 1.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong tự nhiên, flo tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.

(2) Tất cả muối AgX (X là halogen) đều ít tan trong nước.

(3) Muối iot (hỗn hợp NaCl, KI và KIO3) dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iot.

(4) Ở điều kiện thường, iot là chất rắn, màu đen tím, dễ thăng hoa.

(5) Brom là chất lỏng, màu nâu đỏ, khó bay hơi, rất độc, dễ gây bỏng.

(6) Iot có tính oxi hóa và phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ phòng.

Số phát biểu không đúng là

A. 5                                   

B. 6                                    

C. 3                                   

D. 4

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bán kính nguyên tử của brom lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

C. Tính oxi hóa của Br2 yếu hơn tính oxi hóa của Cl2.

D. Tính khử của HF mạnh hơn tính khử của HCl.

Câu 12. Để làm sạch khí clo điều chế từ MnO2 và HCl đặc, cần dẫn khí thu được lần lượt qua các bình   

A. (1) chứa H2SO4 đặc và (2) chứa dung dịch NaCl. 

B. (1) chứa dung dịch NaCl và (2) chứa H2SO4 loãng.

C. (1) chứa dung dịch NaCl và (2) chứa H2SO4 đặc.

D. (1) chứa H2SO4 đặc và (2) chứa nước cất.

Câu 13: Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch KBr.

(2) Cho khí Br2 tác dụng với dung dịch NaI.

(3) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. 

(4) Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.

(5) Cho F2 tác dụng với nước.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là 

A. 3.                                  

B. 2.                                   

C. 5.                                  

D. 4. 

Câu 14. Dãy các chất được xếp theo chiều tăng dần tính axit là:

A. HF, HI, HBr, HCl.       

B. HF, HCl, HBr, HI.       

C. HF, HBr, HCl, HI.        

D. HCl, HBr, HI, HF.

Câu 15. Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí clo thoát ra (đktc) là

A. 2,24 lít.                         

B. 3,36 lít.                         

C. 4,48 lít.                         

D. 6,72 lít.

Câu 16. Cho hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 4,48 lít hiđro (đktc). Mặt khác, để oxi hóa hoàn toàn X cần vừa đủ 5,6 lít khí clo (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong X là

A. 57%.                             

B. 70%.                             

C. 43%.                             

D. 30%.

Câu 17. Sục khí clo dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaBr 0,5M và NaI 0,2M đến phản ứng hoàn toàn ta thu được x gam NaCl. Giá trị của x là

A. 8,19.                             

B. 4,095.                            

C. 16,38.                           

D. 11,7.

Câu 18. Hòa tan 20 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí (đktc). Cô cạn X, khối lượng muối thu được là

A. 11,2 gam.                     

B. 22,2 gam.                      

C. 24,4 gam.                      

D. 14,9 gam.

Câu 19. Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

A. H2 và F2.                       

B. Cl2 và O2.                     

C. NH3 và HCl.                 

D. HI và Cl2.

Câu 20. Cho 2 lít khí H2 tác dụng với 3 lít khí Cl2 (H=90%). Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Thể tích HCl thu được sau phản ứng là 

A. 4,44 lít.                         

B. 4 lít.                              

C. 5,4 lít.                           

D. 3,6 lít.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng khác nhau thực hiện dãy chuyển hóa (ghi rõ điều kiện, nếu có)  

NaCl → Cl2 → HCl → FeCl2 → AgCl

Câu 2: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng vừa đủ 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml), thu được dung dịch muối và 8,96 lít khí (ở đktc). Tính a) Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b) Nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được sau phản ứng.


ĐÁP ÁN

Phần 1: Trắc nghiệm (20x0,4 = 8,0 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

B

B

D

A

B

C

A

D

D

C

A

B

A

D

A

B

B

D

Phần 2: Tự luận (2x1,0 = 2,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

1

- Mỗi phản ứng viết đúng, ghi rõ điều kiện được 0,25đ .  

0,25 x 4 = 1,0

- Cứ 2 phản ứng sai điều kiện trừ 0,25đ

 

2

a) - Tìm số mol 2 chất              

nZn = 0,4 mol, nZnO= 0,6 mol                                                

%mZn= 34,85%, , %mZnO= 65,15%,                                     

b) % khối lượng dung dịch muối ZnCl2 sau phản ứng: 70,2% 

 

0,25

0,25

 

0,5

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021