logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 Chương 2 - Đề 8


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 Chương 2 - Đề 8


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm (20 câu -8.0 điểm)

Câu 1. Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

A. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

C. Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau trong nguyên tử được xếp thành một cột.

D. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của nguyên tử khối.

Câu 2. Trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Trong một chu kì, tính phi kim của các nguyên tố mạnh dần.

B. Trong một nhóm A, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.

C. Trong một nhóm A, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần.

D. Trong một chu kì, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây không biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

A. Độ âm điện

B. Tính chất của nguyên tố

C. Nguyên tử khối.

D. Tính chất của đơn chất và hợp chất

Câu 4. Ion âm được hình thành khi nguyên tử

A. nhường electron.

B. nhận electron.

C. nhường proton.                 

D. nhận proton.

Câu 5. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

A. một electron chung.

B. sự cho, nhận electron.

C. một cặp electron chung.

D. một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 6. Trong phân tử CH4

A. cộng hóa trị của hiđro là 1, số oxi hóa của hiđro là 1.

B. cộng hóa trị của hiđro là 1, số oxi hóa của hiđro là +1.

C. điện hóa trị của hiđro là 1+, số oxi hóa của hiđro là 1.

D. điện hóa trị của hiđro là 1+, số oxi hóa của hiđro là +1.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Các chất mà phân tử có liên kết ion có thể là chất rắn, lỏng hoặc chất khí.

B. Các hợp chất ion có tính kém bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. Các hợp chất ion có tính bền vững, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao.

D. Các hợp chất ion thường tan ít trong nước.

Câu 8. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của cation R2+ là 3p6. Nguyên tố R thuộc

A. chu kỳ 4, nhóm IIA.

B. chu kỳ 4, nhóm IIB.

C. chu kỳ 3, nhóm VIIIA.

D. chu kỳ 4, nhóm VIIIA.

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất của R là

A. RH2, RO.

B. RH3, R2O5.

C. RH4, RO2.                          

D. RH5, R2O3.

Câu 10. Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s2, 1s22s22p63s23p1. Thứ tự tăng dần tính bazơ của hiđroxit tương ứng từ trái sang phải là:

A. Y(OH)2, Z(OH)3, XOH.

B. Z(OH)3, XOH, Y(OH)2.

C. XOH, Y(OH)2, Z(OH)3.

D. Z(OH)3, Y(OH)2, XOH.

Câu 11. Cho các hợp chất ion sau: BaO, NH4NO3, K2O, NaF, K2SO4. Số hợp chất chứa ion đa nguyên tử là   

A. 5.                                           

B. 3.                                     

C. 4.                                     

D. 2.

Câu 12. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là 11 và 9. Liên kết giữa hai nguyên tử X và Y thuộc loại liên kết

A. ion.

B. cộng hóa trị phân cực.

C. cộng hóa trị không phân cực.

D. cho, nhận.

Câu 13. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là ns2np5. Liên kết của X với nguyên tử hiđro là liên kết

A. cộng hóa trị không cực.

B. cộng hóa trị có cực.

C. cho nhận.

D. ion.

Câu 14. Dãy nào sau đây có số oxi hóa của N lần lượt là −3, +5, +2?

A. N2O5, NO2, NO.

B. NH3, NO, NO2.

C. NH3, HNO3, NO.      

D. HNO3, N2O5, NO2.

Câu 15. Hai nguyên tố X và Y kế tiếp nhau trong cùng một chu kì có tổng số proton trong 2 hạt nhân là X, Y lần lượt là

A. Mg (Z = 12) và Na (Z = 11).

B. O (Z = 8) và S (Z = 16).

C. Si (Z = 14) và K (Z = 19).

D. S (Z = 16) và Cl (Z = 197).

Câu 16. Nguyên tố X thuộc nhóm VIA và có tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử là 24. Cấu hình electron nguyên tử của X là

A. 1s22s22p4.

B. 1s22s22p5.

C. 1s22s22p3.                           

D. 1s22s22p6.

Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 17,84 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp vào 500 gam nước thu được 500 ml dung dịch (D = 1,03464 g/ml). X, Y lần lượt là

A. Na và K.

B. Li và Na.

C. Li và K.                                 

D. Na và Cs.

Câu 18. Phân tử YX2 có tổng số hạt mang điện bằng 44 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử Y ít hơn số hạt mang điện của X là 4 hạt. Công thức cấu tạo của XY2 là

A. X=Y=X.

B. X=Y–X.

C. X–Y–X.                                

D. X–Y=X.

Câu 19. Cho ba nguyên tố: M (Z = 19), X (Z = 13), Y (Z = 9). Nhận định nào sau đây đúng?

A. Từ nguyên tử M và nguyên tử X có thể tạo hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị.

B. Liên kết giữa nguyên tử M và nguyên tử Y là liên kết ion.

C. M và Y là kim loại, X là phi kim.

D. Liên kết giữa nguyên tử M và nguyên tử Y là liên kết cộng hóa trị.

Câu 20. Nguyên tử của nguyên tố M có 11 electron, nguyên tử của nguyên tố X có 17 electron. Công thức của hợp chất và liên kết trong phân tử được tạo ra từ hai nguyên tố có thể là

A. M2X và liên kết ion.

B. MX2 và liên kết cộng hóa trị.

C. MX và liên kết ion.

D. M3X2 và liên kết cộng hóa trị.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1. Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: HClO, CO2

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp kim loại X, Y thuộc nhóm IA và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào 191,8 gam nước thu được 200 gam dung dịch M. Xác định tên X và Y.


ĐÁP ÁN

Phần 1: Trắc nghiệm (20x0,4 = 8,0 điểm) 

1.D 2.B 3.C 4.B 5.D 6.B 7.C 8.A 9.B 10.D
11.D 12.A 13.B 14.C 15.A 16.A 17.B 18.A 19.B 20.C

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1. 

Viết đúng CT electron : 0,25x2= 0,5 điểm

Viết đúng CTCT : 0,25x2= 0,5 điểm

Câu 2.

M + H2O , MOH +1/2 H= 0,25 điểm

ĐLBTKL : Khối lượng H2 = 200 – 8,5-191,8 = 0,3 gam  số mol H2 = 0,15 mol = 0,25 điểm

M = 8,5/0,3 = 28,33 , X và Y là Na, K = 0,5 điểm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021