logo

Đề cương ôn tập Hóa học 9 thi vào lớp 10

Chuyên đề 1: Các loại hợp chất vô cơ

I.Nhận biết

  1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazo, muối.
  2. Tính chất, ứng dụng, cách sản xuất CaO, SO2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2
  3. Phân bón, thành phần và ứng dụng của nó.

II.Thông hiểu

  1. Phân loại các hợp chất vô cơ.
  2. Viết PTHH liên quan mối quan hệ của hợp chất vô cơ.
  3. Viết PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng, đặc, của oxit, axit, bazo, muối.

III.Vận dụng

  1. Phân biết axit, bazo, muối, oxit.
  2. Giải thích hiện tượng thí nghiệm.
  3. Lập và viết PTHH biểu diễn sơ đồ chuyển hóa.

IV.Vận dụng cao

  1. Bài toán tính C%, CM theo PTHH.
  2. Giải thích các hiện tượng liên quan thực tế.
  3. Bài tập định tính, định lượng

Chuyên đề 2: Kim loại và phi kim

I.Nhận biết

  1. Tính chất vật lý, hóa học của kim loại, phương pháp sản xuất nhôm, thành phần chính của gang, thép.
  2. Khái niệm sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn, cách bảo vệ kim loại.

    3.Tính chất hóa học,ứng dụng của sắt, nhôm.

    4.Tính chất vật lý, hóa học chung của phi kim. Mức độ hoạt động của 1 số phi kim.

  1. Tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng, điều chế clo.
  2. Các dạng thù hình của cacbon, ứng dụng của các dạng thù hình đó.
  3. Một số tính chất quan trọng của CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat.
  4. Silic, SiO2, công nghiệp silicat.
  5. Cấu tạo bảng tuần hoàn, quy luật biến đổi các nguyên tố trong bảng tuần hoàn trong chu kỳ, trong nhóm.
  6. Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

II.Thông hiểu

  1. Viết các PTHH liên quan đến kim loại.
  2. Giải thích các hiện tượng thí nghiệm của clo và các hợp chất của nó.
  3. Tính chất hóa học riêng của clo, tính tẩy màu của clo.
  4. Viết PTHH của phi kim với các đơn chất và hợp chất.
  5. Viết PTHH của muối =CO3.

III.Vận dụng

  1. Bài tập điều chế kim loại từ chất cho trước, tách kim loại ra khỏi hốn hợp kim loại.
  2. Tính khối lượng của kim loại trong PƯ, thành phần % hỗn hợp 2 kim loại.
  3. Nhận biết, giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến kim loại, phi kim.
  4. Viết PTHH theo sơ đồ chuyển hóa.
  5. Giải các bài tập cơ bản liên quan đến kim loại, phi kim.

IV.Vận dụng cao

  1. Xác định tên kim loại, thành phần hỗn hợp, hiệu suất phản ứng.
  2. Tính thể tích khí, tính thành phần %, xác định tên phi kim, công thức hợp chất.
  3. Giải thích 1 số hiện tượng thực tế.

Chuyên đề 3: Hiđrocacbon

I.Nhận biết

  1. Khái niệm hợp chất hữu cơ, đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
  2. Xác định CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của Metan, Etylen, Axetylen và Benzen.
  3. Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
  4. Khái niệm, phân loại về nhiên liệu, các nhiên liệu phổ biến.

II.Thông hiểu

  1. Phân biệt hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ dựa vào CTPT,tính chất.
  2. Viết CTCT mạch hở, mạch vòng một số hợp chất hữu cơ đơn giản.
  3. Trình bày và giải thích các hiện tượng của 1 số thí nghiệm.
  4. Cách sử dụng các nhiên liệu hiệu quả và an toàn.

III.Vận dụng

  1. Phân biệt các chất: Metan, Etylen, Axetylen,Benzen.
  2. Giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến hiđrocacbon.
  3. Viết các PTHH liên quan đến các hợp chất của hiđrocacbon.
  4. Bài tập định tính, định lượng.

IV.Vận dụng cao

  1. Xác định CTPT, CTCT, tính thành phần % các hiđrocabon.
  2. Bài tập hiệu suất.

Chuyên đề 4: Dẫn xuất hiđrocacbon

I.Nhận biết

  1. CTPT, CTCT, tính chất, ứng dụng của rượu etylic, axit axetic.
  2. Công thức, trạng thái tự nhiên,tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng của glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo, protein, polyme.
  3. Phương pháp điều chế rượu etylic và axit axetic từ các hợp chất.
  4. Công thức tổng quát tính chất, ứng dụng của chất béo.

5.Độ rượu.

II.Thông hiểu

  1. Viết PTHH liên quan đến rượu etylic, axit axetic, glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo, protein, polyme với một số chất.
  2. Các hiện tượng thí nghiệm vào giải thích các hiện tượng đó.
  3. Viết PTHH theo sơ đồ chuyển hóa.

III.Vận dụng

  1. Phân biệt các dẫn xuất hiđrocacbon.
  2. Dự đoán tính chất hóa học thông qua CTCT.
  3. Phân biệt được protein (tơ tằm, len lông cừu) với chất khác (tơ nilon), phân biệt được aminoaxit và axit theo thành phần phân tử.

     4.Bài tập về độ rượu, hiệu suất, nồng độ dung dịch.

  1. Nêu hiện tượng và giải thích 1 số thí nghiệm.

IV.Vận dụng cao

  1. Xác định CTPT, CTCT, tính thành phần % các chất, tính hiệu suất phản ứng, nồng độ dung dịch.
  1. Giải thích 1 số hiện tượng thực tiễn.

Chuyên đề 5:   LUYỆN ĐỀ

Xem ở tuyển tập các đề kỳ 2 ở ngoài

Tài liệu tham khảo ôn tập thêm xem tại đây

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/04/2023