logo

Đề thi Hóa 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (4 đề)

Tổng hợp bộ Đề thi Hóa 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án hay nhất giúp các bạn ôn tập kì thi Học kì 2 môn Hóa 9 đạt kết quả cao.

Đề thi Hóa 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam


Đề thi Hóa 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2018-2019

A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) 

Câu 1. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần?

A. Na, Mg, Al, K

B. K, Na, Mg, Al

C. Al, K, Na, Mg

D. Mg, K, Al, Na

Câu 2. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng cộng

A. Axetilen

B. Benzen

C. Etilen

D. Metan

Câu 3. Dãy nào sau đây gồm các chất đều là hidrocacbon?

A. C2H6, C4H10, C2H4

B. C2H4, CH4, C2H5Cl

C. CH4, C2H2, C3H7Cl

D. C2H6O, C3H8, C2H2

Câu 4. Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có:

A. một liên kết đơn

B. Một liên kết ba

C. Hai liên kết đôi

D. một liên kết đôi

Câu 5. Hidrocacbon X có số nguyên tử hidro bằng số nguyên tử cacbon, không tham gia phản ứng cộng hợp brom. Chất X có thể là

A. Metan

B. etilen

C. Axetilen

D. Benzen

Câu 6. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp etilen là

A. PP (polipropylen)

B. PVC (poli vinyl clrua)

C. PE (polietilen)

D. TNT (nitrotoluen)

Câu 7. Phản ứng hóa học đặc trưng của các hidrocabon có liên kết kém bền là phản ứng

A. Cộng

B. Cháy

C. Thế

D. Thủy phân

Câu 8. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với axit axetic?

A. Fe, KCl, C2H5OH

B. CaCO3, CuO, NaOH

C. KOH, HCl, Mg

D. Na2CO3, Cu, NaOH

Câu 9. Để làm sạch khí CH4 có lẫn khí CO2. Có thể dẫn hỗn hợp khí qua lượng dư

A. dung dịch Ca(OH)2

B. dung dịch Br2

C. bột CuO (nung nóng)

D. dung dịch H2SO4

Câu 10. Metan và etilen đều tham gia phản ưng

A. cộng brom

B. thế clo

C. cháy

D. trùng hợp

Câu 11. Trong các chất sau, chất nào có thể làm mấy màu dung dịch brom?

A. CH3-CH=CH2

B. CH4

C. CH3-CH3

D. CH3-CH2-CH3

Câu 12. Thể tích tối đa (lít) của dung dịch Br2 0,05M phản ứng với 0,01 mol axetilen là

A. 0,2

B. 0,3

C. 0,4

D. 0,5

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp X gồm metan và etilen trong oxi dư, thu được 11,2 lít khí cacbonic. Cho các thể tích đều đo ở cùng nhiệt độ, áp suất. Thành phần phần trăm (%) theo thể tích của etilen trong X là:

A. 33,3

B. 30,0

C. 70,0

D. 66,7

Câu 14. Cho 9,00 gam axit axetic tác dụng với lượng dư rượu etylic (có H2SO4 đ làm xúc tác), thu được 11,88 gam etyl axetat. Hiệu suất (%) của phản ứng tạo thành este là:

A. 85

B. 80

C. 75

D. 90

Câu 15. Cho 100 gam dung dịch CH3COOH 12% tác dụng vừa đủ với dung dung dịch NaHCO3 8,4%. Nồng độ phần trăm (C%) của muối trong dung dịch sau phản ứng là:

A. 8,20%

B. 16,40%

C. 5,63%

D. 5,36%

B. TỰ LUẬN: (5 điểm) 

Câu 1. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt ba chất khí sau đây: C2H2, CH4, CO2. Viết phương trình minh họa cho các phản ứng hóa học xảy ra.

Câu 2. Viết các phương trình hóa học thực iện dãy chuyển hóa sau. ghi rõ điều kiện nếu có

C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5

Câu 3. Lên men giấm 2 lít rượu etylic 15o

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b. Tính khối lượng axit axetic thu được. Biết hiệu suất quá trình lên mên là 90% và D rượu etylic = 0,8g/ml)

c. Nếu pha dung dịch sau lên men ở trên thành phần giấm ăn chứ 5% axit axetic thì khối lượng giấm ăn thu được là bao nhiêu?

Đáp án đề số 1

Phần A. Trắc nghiệm

1B 2D 3A 4B 5D
6C 7A 8B 9A 10C
11A 12C 13D 14D 15C

Phần B. Tự luận

Câu 1. Sục từng mẫu khí qua dung dịch nước vôi trong dư

+ Khí làm đục dung dịch nước vôi trong là CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

+ 2 khí còn lại không có hiện tượng gì

Sục 2 khí còn lại qua dung dịch nước brom dư

+ Khí làm nhạt màu dung dịch nước brom là C2H4

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

+ Khí còn lại không có hiện tượng gì là CH4

Câu 2.

C2H4 + H2O → C2H5OH (xúc tác: to, H2SO4)

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O (lên men giấm)

C2H5OH + CH3COOH → H2O + CH3COOC2H5

Câu 3. 

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O (lên men giấm)

b) Thể tích C2H5OH là: 2.15:100 = 0.3 l = 300ml

Khối lượng C2H5OH là : 300.0,8 =240 g

Số mol C2H5OH là :240:46 = 120/23 (mol)

Theo phương trình nCH3COOH = n C2H5OH = 120/23 mol

khối lượng axit axetic thu được là: 120/23 . 60 . 90% = 281.74 g

c) khối lượng giấm ăn thu được là: 281,74 . 100:4 = 7043,5 g


Đề thi Hóa 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2019-2020

A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1. Hỗn hợp khí metan và oxi có thể gây nổ khi cháy. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất khi tỉ lệ thể tích khí metan và khí oxi lần lượt là

A. 2 : 1.

B. 1 : 2.

C. 1 : 3.

D. 2 : 3.

Câu 2. Thủy phân hoàn toàn chất béo trong môi trường kiềm, thu được 

A. este và nước.

B. glyxerol và muối của các axit béo.

C. glyxerol và các axit béo.

D. hỗn hợp nhiều axit béo. 

Câu 3. Tính chất hóa học đặc trưng của rượu etylic được gây ra bởi

A. một nguyên tử oxi.

B. 6 nguyên tử hiđro.

C. các liên kết đơn.

D. nhóm chức – OH.

Câu 4. Phản ứng hóa học giữa rượu etylic và axit axetic (có H2SO4đặc làm xúc tác) được gọi là phản ứng 

A. thế. 

B. este hóa.

C. xà phòng hóa

D. cộng. 

Câu 5. Chất nào sau đây không tác dụng được với rượu etylic?

A. Zn.

B. Na.

C. O2.

D. CH­3COOH.

Câu 6. Metan và etilen đều có thể tham gia phản ứng

A. cộng brom.

B. thủy phân.

C. cháy.

D. trùng hợp.                                             

Câu 7. Công thức phân tử của axit axetic là

A. C2H6O.

B. C2H4.

C. C2H4O2.

D. C3H8O.

Câu 8. Phản ứng hóa học đặc trưng của các hidrocacbon chỉ chứa các liên kết đơn trong phân tử là phản ứng

A. thủy phân.

B. thế.

C. phân hủy.

D. cộng.

Câu 9. Cho một ít bột canxi cacbonat vào cốc chứa dung dịch axit axetic, thấy có sủi bọt khí. Khí thoát ra là 

A. hidro.

B. nitơ.

C. oxi.

D. cacbonic.

Câu 10. Glucozơ được dùng để

A. kích thích quả mau chín.

B. làm dung môi trong công nghiệp.

C. tráng gương, tráng ruột phích.

D. làm nhiên liệu.

Câu 11. Hợp chất nào sau đây không thuộc loại hidrocacbon? 

A. C3H8.

B. C2H5Cl.

C. C4H10.

D. CH4.           

Câu 12. Trong phân tử etilen, giữa 2 nguyên tử cacbon có 

A. một liên kết đơn

B. một liên kết đôi.   

C. hai liên kết đơn.

D. một liên kết ba.

Câu 13. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần? 

A. F, I, Br, Cl. 

B. Br, Cl, I, F.                         

C. F, Cl, Br, I. 

D. I, Br, Cl, F.

Câu 14. Sục từ từ khí etilen qua dung dịch brom vừa đủ, thấy màu của dung dịch brom 

A. không thay đổi.

B. đậm hơn lúc đầu.

C. nhạt dần và sau đó mất màu.

D. nhạt hơn lúc đầu.

Câu 15. Độ rượu là

A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.              

B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

C. số gam nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.                                  

D. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. 

B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau. Ghi rõ điều kiện (nếu có).

C4H10  → CH3COOH  → CH3COOC2H5

Câu 2. (1,5đ) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất lỏng và dung dịch (chứa trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt) sau: dung dịch glucozơ, axit axetic và rượu etylic. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Câu 3. (2,0đ) Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 5,4 gam H2O.

a/ Chất X có những nguyên tố nào?

b/ Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X. Biết khối lượng mol của X nhỏ hơn 40 gam/mol. 


Đề thi Hóa 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2020-2021

A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1. Hợp chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất hidrocacbon? 

A. C3H6

B. C2H4

C. CH3Cl

D. C2H2.

Câu 2. Số liên kết đơn có trong phân tử metan là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1.

Câu 3. Etilen không tham gia phản ứng nào sau đây?

A. Cộng với dung dịch brom.

B. Cháy với khí oxi.                         

C. Cộng với khí hiđro.

D. Thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 4. Rượu etylic không có tính chất nào sau đây?

A. Sôi ở 78,30C.

B. Tan vô hạn trong nước.

C. Nhẹ hơn nước.

D. Màu trắng, vị nồng.         

Câu 5. Chất nào sau đây có chứa 1 liên kết ba trong phân tử?

A. Etilen.

B. Metan.

C. Cacbonic

D. Axetilen.

Câu 6. Chất nào sau đây tác dụng được với axit axetic?

A. CaCO3.

B. CaCl2.

C. CaSO4.

D. Ca(NO3)2.

Câu 7. Để loại bỏ C2H4 trong hỗn hợp với CH4, có thể dùng 

A. dung dịch nước vôi trong dư.

B. dung dịch brom dư.

C. nước cất và quì tím.

D. dung dịch phenolphtalein.

Câu 8. Công thức nào sau đây không phải của rượu etylic?

A. CH3 – O – CH3.

B. CH3 – CH2 – OH. 

C. HO –  CH2 – CH3.

D. C2H5 – OH.

Câu 9. Dãy nào sau đây sắp xếp các nguyên tố từ trái sang phải theo chiều giảm dần tính kim loại?

A. Cu, Al, Mg, K.

B. K, Mg, Al, Cu.

C. Cu, Al, K,  Mg.

D. Al, Cu, K, Mg.

Câu 10. Axit axetic được dùng để

A. sản xuất nước giải khát.

B. tổng hợp cao su.

C. pha vecni.

D. pha giấm ăn.

Câu 11. Khi đốt etilen, tỉ lệ số mol CO2 và H2O tạo thành lần lượt là

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 2 : 1.

D. 1 : 3.          

Câu 12. Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

A. CaCO3.

B. K.

C. MgO.

D. K2SO4.

Câu 13. Để điều chế axit axetic, người ta lên men dung dịch loãng của chất nào sau đây? 

A. Natri axetat.

B. Etyl axetat

C. Rượu etylic.

D. Kali axetat.

Câu 14. Cho biết nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 19+, có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Vậy trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc

A. chu kỳ 1, nhóm IV.

B. chu kỳ 4, nhóm IV.          

C. chu kỳ 4, nhóm I.

D. chu kỳ 4, nhóm III.

Câu 15. Thủy phân hoàn toàn chất béo trong môi trường kiềm thì thu được 

A. este và nước

B. glyxerol và muối của axit béo.  

C. glyxerol và các axit béo.

D. hỗn hợp chỉ chứa các axit béo. 

B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau.

a. CH3COOH + ?    → (CH3COO)2Cu      +     ?

b. C2H5OH +  ?  → CH3COOC2H5    +      ?

c. C2H5OH +  O2 → ?  +      ?             

Câu 2. (2,5 điểm) Cho 40,25 ml dung dịch rượu etylic 500 phản ứng hoàn toàn với lượng dư kim loại natri (Na).

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng rượu etylic nguyên chất đã tham gia phản ứng. Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml.

c. Tính thể tích khí hidro sinh ra (ở đktc). Biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi đưa hỗn hợp khí metan (dư) và clo (màu vàng nhạt) ra ánh sáng.

 Đáp án đề số 2  

A. Trắc nghiệm (5 điểm): 03 câu đúng được 1,0 điểm (nếu đúng thêm 01 câu cộng 0,3 điểm; đúng thêm 02 câu cộng 0,7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Trả lời

C

A

D

D

D

A

B

A

B

D

A

B

C

C

B

B. Tự luận (5 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

a. 2CH3COOH +  CuO →(CH3COO)2Cu   +  H2O          

b. C2H5OH        + CH3COOH    →   CH3COOC2H5  +  H2O

c.C2H5OH  + 3 O2 →  2CO2 +  3H2O        

Câu 2: (2,5 điểm) 

a. (0,5đ)

2C2H5OH  +   2Na    →    2C2H5ONa  +   H2

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

b.

Thể tích rượu etylic nguyên chất: 20,125 ml

Khối lượng rượu etylic nguyên chất: 16,1 gam

c.

Số mol rượu etylic: 0,35 mol

Thể tích nước: 20,125 ml

Khối lượng nước: 20,125 gam

Số mol nước: 1,118 mol

Thể tích khí hidro sinh ra (ở đktc): 16,4416 lit

Câu 3: (1,0 điểm)

- Hiện tượng: Màu vàng nhạt của khí clo nhạt dần rồi mất màu.

- PTHH: CH4  + Cl2 → CH3Cl  + HCl


Đề thi Hóa 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2021-2022

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Chất nào sau đây là hidrocacbon? 

A. C4H6

B. CH3Cl

C. CaC2

D. C2H6O

Câu 2. Khối lượng (gam) của 0,2 mol C2H4

A. 2.6.

B. 5,6.

C. 2,8

D. 5,2

Câu 3. Chất nào sau dãy có tính axit yếu?

A. CH3COOH.

B. C6H12O6 (glucozo)

C C2H5OH.

D. C2H2

Câu 4. Axit axetic không tác dụng được với

A. Na2CO3.

B. NaOH.

C. C2H5OH (H2SO4 đặc, to).

D. Cu.

Câu 5. Trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, thể tích không khi (chứa 20% oxi về thể tích) tối thiểu (lít) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,60 lít etilen là

A. 1,60

B. 4,80

C. 24,00.

D. 0,96.

Câu 6. Chất nào sau đây được dùng để làm cồn đốt?

A. CH4.

B. C2H4.

C. CH3COOH.

B. C2H5OH

Câu 7. Chu kỳ 3 của bảng hệ thống tuần hoàn gồm bao nhiêu nguyên tố?

A. 2.

B. 6.

C. 8

D. 18

Câu 8. Phần tử xenlulozơ không chứa nguyên tử

A. C.

B. H

C. N

D. O

Câu 9. Đun nóng dung dịch protein sẽ xảy ra hiện tượng

A. Cháy khét

B. Đông tụ

C. thủy phân.

D. bay hơi.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các hiđrocachon chỉ có liên kết đơn dễ tham gia phản ứng cộng. 

B. Ở điều kiện thường, etilen là chất khí, không màu, ít tan trong nước.

C. Axtilen cháy trong oxi dư cho ngọn lửa có nhiệt độ tương đối thấp.

D. Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thế tích etilen là hỗn hợp nổ mạnh.

Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 2 electron. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc

A. chu kỳ 3, nhóm III.

B. chu kỳ 2, nhóm III.

C. chu kỳ 3, nhóm II.

D. chu kỳ 2, nhóm I.

Câu 12. Cho 24,0 gam CH3COOH tác dụng với 13,8 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), thu được 13,2 gam CH3COOCH5. Hiệu suất (%) của phản ứng tạo este là

A. 37,5.

B. 65,0.

C. 50,0.

D. 34,9

Câu 13. Trong các chất sau, chất nào không bị thủy phân

A. Glucozơ.

B. Saccarozo.

C. Xenlulozo.

D. Tinh bột.

Câu 14. Phân tử axetilen có bao nhiêu liên kết đơn?

A. 4.

B. 8.

C. 6.

D. 2.

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn một lượng saccaroze trong oxi dư rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong (dư), hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Sủi bọt khí có mùi hắc. 

B. Dung dịch vẩn đục

C. Dung dịch chuyển sang màu vàng.

D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của axit axetic. 

b. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

CH=CH + ? Br-CH=CH- Br

nCH2=CH2 (to, p, xt) → ?

CH4 + O2 to→  ? + H2O

C2H2 + ? (Pd/PbCO3, to) →  C2H4

Câu 2. (2,0 điểm) Lên men m gam glucxo để điều chế rượu etylic, sinh ra 22,4 lít khí cacbonic (ở đktc).

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b. Tính khối trong rượu etylic tạo thành. 

c. Xác định giá trị của m, biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%.

icon-date
Xuất bản : 28/04/2023 - Cập nhật : 28/04/2023