logo

Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

Cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới chính thức được thành lập. Vậy, Hãy, dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là? cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Đáp án đúng: D. 28/8/1945.     


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D

Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là ngày 28/8/1945 và vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn dắt và chỉ đạo trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên.


- Hoàn cảnh ra đời của ngành ngoại giao Việt Nam 

Ngay ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, trong hoàn cảnh đất nước thù trong giặc ngoài, ngoài sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch, việc liên hệ, liên kết giữa các nước đã đóng vai trò tiên phong góp phần cùng các binh chủng khác giữ vững độc lập nước nhà, bảo vệ thành công chính quyền cách mạng còn non trẻ, vận động các nước công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam.

Cho đến ngày 28/8/1945, cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới chính thức được thành lập và vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn dắt và chỉ đạo trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên.


- Ngoại giao Việt Nam qua các thời kì đến nay

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngoại giao sát cánh cùng mặt trận quân sự để đưa kháng chiến đi đến thắng lợi. Ngoại giao đã giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, cùng các nước bạn bè anh em và nhân dân thế giới tạo ra một mặt trận quốc tế ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chiến thắng của ngoại giao trên bàn đàm phán ở Geneva năm 1954 và ở Paris năm 1973 là những dấu mốc quan trọng trên chặng đường giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.​

Trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước, ngoại giao cũng đi đầu trong việc đưa đất nước thoát khỏi thế cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế. Đồng thời, ngoại giao đã tích cực tham gia giải quyết các vấn đề tồn tại giữa Việt Nam với các nước láng giềng, nước lớn, tạo ra những đột phá trong quan hệ đối ngoại của đất nước.

Trong thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, ngoại giao tiếp tục đóng vai trò mở đường, phát triển và đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và đi vào chiều sâu, mở rộng các thị trường, các lĩnh vực hợp tác mới thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.​ 

Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

Dưới ánh sáng đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dù còn nhiều gian nan, thử thách, toàn ngành ngoại giao đã đoàn kết, giữ vững bản lĩnh, chủ động, tích cực triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật là, tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; huy động các nguồn lực bên ngoài cho phòng chống và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, hoàn thành tốt các trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tại các diễn đàn đa phương quan trọng để nâng cao hơn nữa vị thế đất nước trên trường quốc tế. Công tác xây dựng và phát triển ngành ngoại giao theo hướng toàn diện, hiện đại đạt nhiều tiến bộ; phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ tiếp tục được nâng cao, trong đó đội ngũ cán bộ ngoại giao trẻ luôn giữ vững nhiệt huyết, hoài bão cống hiến.

>>> Tham khảo: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 07/09/2022