logo

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thường được gọi tắt là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc Ngoại trưởng là người đứng đầu Bộ Ngoại giao. Vậy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là ai? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đáp án đúng: A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.      


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thường được gọi tắt là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc Ngoại trưởng là người đứng đầu Bộ Ngoại giao. Đồng thời là thành viên của Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý ngành đối ngoại. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh.


- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Ngoại giao và có trách nhiệm: 

Tổ chức thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ

Tổ chức thực hiện những công việc được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền;

Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định

Tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan


- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các thời kì

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

Nguyễn Tường Tam được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ 02/03/1946 đến 03/11/1946. Ông từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

Hoàng Minh Giám được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ 03/1947 đến 09/1954. Ông đã có đóng góp tích cực trong việc kết hợp ngoại giao với quân sự, đoàn kết toàn dân, kết hợp đối nội và đối ngoại. 

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 09 năm 1954 đến tháng 02 năm 1961. Ông là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà ngoại giao nổi tiếng nửa cuối thế kỷ XX. 

Ung Văn Khiêm được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 02/1961 đến tháng 04/1963. Bộ trưởng Ung Văn Khiêm đã đưa Bộ Ngoại giao phát triển thêm một bước mới bằng việc xây dựng bộ máy tổ chức, nội dung công tác của Bộ, của từng đơn vị

Ung Văn Khiêm là một nhà cách mạng và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ cao cấp trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 4 năm 1963, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam đến năm 1971

Xuân Thủy (1912 - 1985) là một nhà cách mạng, chính khách, nhà ngoại giao, nhà thơ và nhà báo Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris (1968-1973).

Nguyễn Duy Trinh (1910 - 1985) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên làỦy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau đó là Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

Nguyễn Cơ Thạch (1921 - 1998) (tên thật là Phạm Văn Cương) là một chính trị gia, nhà ngoại giao Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Cầm (sinh ngày 15 tháng 9 năm 1929) là một nhà ngoại giao Việt Nam, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Nguyễn Dy Niên (sinh ngày 9 tháng 12 năm 1935) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phạm Gia Khiêm được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2011. Ông đã lãnh đạo toàn Ngành đối ngoại nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ chủ quyền đất nước.

Nguyễn Thị Bình là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ tháng 6/1969 đến tháng 7/1976. Bà là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1992 đến 2002. Lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam ghi nhận Bà Nguyễn Thị Bình là nữ bộ trưởng đầu tiên của ngành Ngoại giao Việt Nam (1969-1976)

>>> Tham khảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh, về nội dung giải quyết vấn đề dân tộc

icon-date
Xuất bản : 06/09/2022 - Cập nhật : 29/11/2022