logo

Đặt câu với tình thái từ

Câu trả lời chính xác nhất: 

- Em không thể đi chơi với chị, ngày mai em còn bài kiểm tra học kì mà!

- Đấy! Nhắc cậu mãi mà không sửa được tính cẩu thả.

- Tớ cũng mong được đi chơi hơn cả cậu ấy chứ lị

- Thôi! Cậu đừng buồn nữa

Tình thái từ được hiểu là những từ được thêm vào câu để tạo nên câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến giúp tăng thêm sắc thái, tình cảm của người nói, người viết. Như vậy câu cảm thán có chức năng giúp câu có thêm sắc thái biểu cảm. Giúp cho lời văn thêm sinh động hơn.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về tình thái từ qua bài viết dưới đây nhé!


1. Tình thái từ là gì?

Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán nhằm biểu thị sắc thái, tình cảm của người nói. Trong văn nói giúp người nói thể hiện cảm xúc, thái độ của mình. Trong văn viết giúp người bài viết sinh động hấp dẫn hơn. 

Trong văn chương nói chung, nhất là trong kịch tình thái từ được sử dung như một biện pháp nghệ thuật đặc trưng. Giúp lời thoại của các nhân vật trong kịch gần gũi với khán giản hơn. Đặc biệt là giúp các nhân vật thể hiện cảm xúc nhiều hơn.

Một số VD về tình câu có sử dụng tình thái từ.

Ví dụ 1: Cha đi công tác rồi. 

- Câu trên là câu trần thuật. Nhưng khi ta thêm từ à phía sau thì nó lại trở thành câu nghi vấn.

=> Cha đi công tác rồi à ?

Vậy từ “ à ” là tình thái từ được thêm vào trong câu.

Ví dụ 2: “Con nín” đây là câu trần thuật. Nhưng khi thêm từ “ đi ” vào phía sau thì trở thành câu cảm thán.

=> Con nín đi!

Lưu ý: Sự phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì một số tình thái từ thuộc loại thứ nhất là phương tiện để cấu tạo câu theo mục đích phát ngôn và cũng có khả năng thể hiện tình cảm, thái độ của người nói.


2. Chức năng của tình thái từ.

- Chức năng cấu tạo câu mục đích nói được chia làm 3 loại gồm:

+ Chức năng cấu tạo câu nghi vấn: gồm các từ như “ hả, hử, à, hừ, chăng”

+ Chức năng cấu tạo câu cầu khiến: Có các từ để nhận biết như “ đi, nào, thôi, nhé, nghe”.

+ Chức năng cấu tạo câu cảm thán: Có các từ như “ Thay, sao thật”.

- Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: Gồm các từ như “ à, a, nhé, cơ mà…”


3. Phân loại và cách dùng tình thái từ.

Tình thái từ là gì?

- Phân loại: Tình thái từ được chia thành các dạng theo mục đich sử dụng như:

+ Tình thái từ nghi vấn, thường có các từ ngữ trong câu như à, hả, chăng…

+ Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ trong câu như: đi, nào, hãy…

+ Tình thái từ cảm thán, thường có từ ngữ trong câu như: ôi, trời ơi, sao….

+ Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm như: cơ, mà…

- Cách dùng tình thái từ: Tình thái từ thường trong các tình huống giao tiếp, căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sử dụng tình thái từ. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý:

–  Để thể hiện sự lễ phép, lịch sự và tôn trọng với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

Ví dụ:

Cháu chào ông ạ.

Con đã làm xong bài tập rồi ạ.

–  Để biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.

Ví dụ: Hết xe rồi, đành đi xe bus vậy.

Bạn H đi vắng rồi ạ, cháu đành đi vậy.

– Khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.

Ví dụ: Tôi đã giải thích cho bạn rất nhiều lần rồi mà.

Thầy khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà.


4. Bài tập về tình thái từ

Câu 1:  Hãy đặt câu sử dung tình thái từ theo mục đích nói?

Trả lời:

- Câu nghi vấn: 

+ Câu đã đi làm về rồi á?

+ Hả, gì cơ mai gió mùa đông bắc về rồi à?

+ Phải chăng cậu tính nhầm rồi?

- Câu cầu khiến?

+ Nào! đi cùng tớ đi?

+ Hãy đóng cửa vào đi?

+ Đi đi mà cậu?

- Câu cảm thán: 

+ Ôi trời ơi! Đôi giày này đẹp quá!

+ Trời hôm nay mới đẹp làm sao?

+ Ôi! Cậu hôm nay xinh quá!

Câu 2: Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi:

a) – Mẹ đi làm rồi à?

b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi!

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

c)                                          Thương thay cũng một kiếp người,

Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

d) – Em chào cô !

a, Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ các chữ in đậm, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

b, Ở ví dụ d, tự ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.

Trả lời:

a.

- Ở ví dụ (a) giả sử bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn nữa.

- Ở ví dụ (b) giả sử không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa.

- Ở ví dụ (c) giả sử không có từ thay thì không tạo được câu cảm thán.

b.

- Ở ví dụ (d) từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.

- Như vậy, à là từ để tạo lập câu nghi vấn, đi là từ để tạo lập câu cầu khiến, thay là từ để tạo lập câu cảm thán.

- Ở câu 2, Em chào côEm chào cô ạ đều là câu chào nhưng câu có thêm từ ạ thể hiện tính lễ phép cao hơn.

Câu 3: Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ.

Trả lời: Ôi kìa! Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về. Thu về thật đấy ư? Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây ! Thu nay về có khác thật!

Câu 4: Tìm tình thái từ trong các câu sau:

Bác trai đã khá rồi chứ?

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắn thôi à!

Đáp án:

Các tình thái từ trong các câu trên gồm “chứ, à

Câu 5: Trong các câu dưới đây, từ nào từ tình thái từ, từ nào không phải tình thái từ?

a) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.

b) Nhanh lên nào, anh em ơi!

c) Làm như thế mới đúng chứ!

d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.

e) Cứu tôi với!

g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.

h) Con cò đậu ở đằng kia.

i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.

Trả lời:

- Tình thái từ ở các câu: b, c, e, i.

- Không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h

-------------------------------------

Qua bài viết trên, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về tình thái từ và đặt câu với tình thái từ . Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến ​​thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022