logo

Đặt câu với quan hệ từ của và nhưng

Quan hệ từ từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. Như:

- Quan hệ từ “ Nhưng”: Tuy rất bận rộn nhưng bố mẹ vẫn luôn quan tâm tới chúng tôi.

- Quan hệ từ “ Của”: Đôi giày mới của Lan rất đẹp!

Dưới đây là những bổ sung đặt câu với quan hệ từ của và nhưng được Toploigiai tổng hợp trong bài viết dưới đây! Mời các bạn tham khảo.


Quan hệ từ là gì?

Trong tiếng Việt, quan hệ từ là một từ loại quan trọng, có vai trò kết nối các thành phần trong câu và các câu trong một đoạn văn. Từ đó, góp phần quan trọng hình thành các các câu, đoạn văn biểu thị đầy đủ ý nghĩa muốn truyền đạt.

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

Các mối quan hệ này vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm quan hệ so sánh, quan hệ sở hữu, quan hệ nhân quả.

Đặt câu với quan hệ từ của và nhưng

>>> Tham khảo: Đặt câu với hệ thống quan từ tương phản


Đặt câu với quan hệ từ của và nhưng

1. Nhiều lúc bận rộn nhưng tôi vẫn có thời gian cho gia đình.

2. Đôi giày mới của tôi rất đẹp.

3. Một mùa xuân của đất trời thật đẹp.

4. Tôi sống là con người của gia đình.

5. Dù đã cố gắng học tập rất nhiều nhưng kết quả của anh ấy vẫn không tốt.

6. Đã thay đổi phương pháp học nhưng vẫn chưa phù hợp.

7. Mỗi ngày tôi đều thay đổi cách sinh hoạt nhưng có vẻ nó không hợp với tôi.

8. Cây cối đã được tưới nhưng nó vẫn còn héo

9. Một mùa đông đã qua nhưng tôi vẫn chưa có tấm ảnh nào với tuyết.

10. Nếu như tôi có chiếc xe của riêng mình, tôi đã dễ dàng đi lại hơn.


Bài tập về quan hệ từ

Câu 1: Xác định quan hệ từ trong câu/bài.

Theo cô Thu Hoa, đối với dạng bài này học sinh cần biết được ý nghĩa trong câu/bài nói về cái gì để xác định quan hệ từ và cặp quan hệ từ cho đúng.

VD: Thầy dạy võ rất ngạc nhiên vì thấy Nam có thể thông thạo rất nhanh các môn võ thầy truyền dạy.

Trong câu trên, “vì” là quan hệ từ thể hiện mối quan hệ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nguyên nhân khiến thấy giáo ngạc nhiên là vì thấy Nam thông thạo các môn võ).

Câu 2: Tìm và nêu chức năng của các quan hệ từ trong đoạn văn dưới đây.

Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng chiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy. Trong những ngày hòa bình vừa lập lại, tôi cùng về thăm quê với một người bạn. Nhà chúng tôi ở cạnh nhau, gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Chúng tôi cùng thoát ly đi kháng chiên đầu năm 1946, sau khi tỉnh nha bị chiếm…”

                                                                        (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Trong đoạn văn trên, có các quan hệ từ sau:

– Và: được sử dụng để liệt kê cảm xúc của tác giả mỗi khi nhìn thấy cây lược ngà.

– Nhưng: được sử dụng để thể hiện sự tương phản, tăng sức gợi cảm và nhấn mạnh cảm xúc của tác giả khi nhớ về một kỷ niệm.

– Như: là quan hệ từ được sử dụng để so sánh thể hiện mức độ xúc động của tác giả.

– Với: là quan hệ từ hướng đến tới đối tượng “người bạn”.

– Ở: là quan hệ từ chỉ vị trí.

Câu 3: Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ.

Bạn bè có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Trước hết, bạn bè là những người có cùng chung sở thích, lý tưởng, mục tiêu… Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, niềm vui hay nỗi buồn, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Tuy chúng ta có thể dễ dàng trở thành những người bạn bè của nhau. Nhưng muốn trở thành những người bạn thân thiết thì cần phải trải qua một quá trình. Khi cả hai người đã cùng nhau vượt qua những khó khăn, không quản ngại mà giúp đỡ nhau. Tình bạn chân chính bắt nguồn từ sự đồng cảm và thấu hiểu. Chúng ta đã từng nghe đến rất nhiều tình bạn đáng trân trọng. Tình bạn tâm giao giữa Dương Lễ và Lưu Bình. Tình bạn tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Cả tình bạn tri tâm giữa tô Đông Pha và Phật Ấn. Hay tình bạn sinh tử chi giao giữa ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi… Đó đều là những tình bạn đáng ngưỡng mộ và cảm động. Bởi vậy mà Các Mác mới khẳng định rằng: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”.

- Các quan hệ từ là: và, tuy… nhưng, của, hay.

Câu 4: Đặt câu có sử dung quan hệ từ.

- Vì trời mưa nên đường trơn trượt

- Mặc dù tôi đã cảnh báo nhưng anh ta vẫn không nghe

- Dẫu sau này đã khôn lớn nhưng mẹ vẫn mãi bên cạnh,dõi theo từng bước đi trên đường đời của con.

- Vì trời mưa nên Lan đi học muộn

- Do hôm nay trời mưa to nên em đi học trễ.

Câu 5: Đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ sau:

1. Nếu ....... thì

2. Mặc .....dù

3. Vì........ nên

4. Hễ........ thì

1. Nếu mình học bài thì mình đã được điểm 10 trong kì kiểm tra rồi

2. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng anh ấy vẫn thi trượt

3. Vì đến lớp trễ nên An bị cô giáo mắng

4. Hễ mùa xuân sang,thì đàn chim ở đâu cứ bay về đây ca hát ríu rít

---------------------------------------

Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Quan hệ từ và đặt câu với các quan hệ từ và, của, nhưng. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022