logo

Đặt câu có hai trạng ngữ

Câu trả lời chính xác nhất:

Trong ngôi nhà nọ, tại mặt bàn, bộ chén được xếp ngăn ngắn bởi chị Thảo.

Hoặc là 09 giờ, hoặc là 10 giờ, Hùng sẽ đến rủ Mạnh đi chơi bida.

Ngay lúc này, ở sân bay, gia đình đang đứng chờ để đón Mai về nhà.

Hôm qua, lúc chiều tối, bé mèo đã làm vỡ ly nước.

Vì bão, để đảm bảo an toàn cho học sinh, các em được nhà trường thông báo nghỉ học.

Nhằm nâng cao chất lượng học tập, lúc 09 giờ sáng nay, ban giám hiệu nhà trường có cuộc họp.

Để tìm hiểu hơn về trạng ngữ và cách đặt câu có hai trạng ngữ, mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!


1. Trạng ngữ là gì?

Chúng ta biết rằng, trạng ngữ là thành phần phụ, có ý nghĩa bổ sung cho thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ). Đây là bộ phận xác định thời gian, nguyên nhân, địa điểm… để câu văn trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Trạng ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, Mấy giờ?, Khi nào?, Vì sao?...

Đặt câu có hai trạng ngữ

>>> Xem thêm: Đặt câu có hai dấu phẩy


2. Các loại trạng ngữ

Trạng ngữ có thể chia thành 04 loại:

Trạng ngữ chỉ thời gian: nêu cụ thể thời gian diễn ra sự việc. Được nhận biết thông qua dấu hiệu, trả lời cho câu hỏi Mấy giờ?, Khi nào?,…

Ví dụ:

12 giờ đêm nay, chúng tôi sẽ biết điểm thi tốt nghiệp.

Mùa xuân, gia đình em đi chúc Tết nội ngoại.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: nêu lên lí do dẫn đến sự việc đó. Được nhận biết qua dấu hiệu trả lời cho câu hỏi Vì sao?, Nhờ đâu?...

Ví dụ:

Vì bão, toàn thể học sinh tại trường được nghỉ học.

Nhờ học hành chăm chỉ, Phương đã đỗ vào trường chuyên.

Trạng ngữ chỉ mục đích: nêu lên mục đích diễn ra sự việc. Được nhận biết qua dấu hiệu trả lời cho câu hỏi Nhằm mục đích?, Để làm gì?, Vì cái gì?...

Ví dụ:

Để được đi chơi, Mai đã hoàn thành hết công việc mà mẹ giao.

Nhằm được bố mua oto, Hưng cố gắng thi được điểm cao.

Trạng ngữ chỉ phương tiện: nêu lên cách thức diễn ra sự việc. Được nhận biết qua dấu hiệu trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?...

Ví dụ:

Bằng tài năng, cô ấy đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của công ty.

Với kinh nghiệm trong nghề lâu năm, anh Tài biết được nữ bệnh nhân này đang gặp vấn đề tâm lí.

>>> Xem thêm: Đặt câu có hai cụm chủ vị


3. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

Đa phần, trạng ngữ được đứng đầu câu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta thấy trạng ngữ có thể xuất hiện ở giữa câu hoặc cuối câu.

Trạng ngữ được ngăn cách bởi dấu phẩy với thành phần chính của câu. Và trạng ngữ xuất hiện với những từ chỉ thời gian, nguyên nhân, địa điểm… để cụ thể hóa nội dung ở thành phần chính.

Trong một câu, có thể có một hoặc nhiều hơn một trạng ngữ.


4. Hướng dẫn cách đặt câu có hai trạng ngữ

Để đặt câu có hai trạng ngữ, trước tiên, chúng ta phải đáp ứng đúng yêu cầu về mặt hình thức, có nghĩa là trong một câu, phải làm sao để xuất hiện hai trạng ngữ.

Về nội dung, xuất phát từ bản chất của trạng ngữ nhằm cụ thể hóa thành phần chính, nên trạng ngữ càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì thành phần chính sẽ trở nên dễ hiểu, không gây khó dễ cho đối phương nghe, đọc bấy nhiêu. Trạng ngữ phải chỉ ra được thời gian, hoặc địa điểm, hoặc nguyên nhân… của sự vật, sự việc.

Ví dụ 01: Trong ngôi nhà nọ, tại mặt bàn, bộ chén được xếp ngăn ngắn bởi chị Thảo.

Chúng ta xác định như sau:

Trạng ngữ thứ nhất là trong ngôi nhà nọ, trạng ngữ thứ hai là tại mặt bàn, thành phần chính của câu là bộ chén được xếp ngăn ngắn bởi chị Thảo.

Ví dụ 02: Hoặc là 09 giờ, hoặc là 10 giờ, Hùng sẽ đến rủ Mạnh đi chơi bida.

Chúng ta xác định như sau:

Trạng ngữ thứ nhất là hoặc là 09 giờ, trạng ngữ thứ hai là hoặc là 10 giờ, thành phần chính là Hùng sẽ đến rủ Mạnh đi chơi bida.

Ví dụ 03: Ngay lúc này, ở sân bay, gia đình đang đứng chờ để đón Mai về nhà.

Chúng ta xác định như sau:

Trạng ngữ thứ nhất là ngay lúc này, trạng ngữ thứ hai là ở sân bay, thành phần chính gia đình đang đứng chờ để đón Mai về nhà.

Ví dụ 04: Hôm qua, lúc chiều tối, bé mèo đã làm vỡ ly nước.

Chúng ta xác định như sau:

Trạng ngữ thứ nhất là hôm qua, trạng ngữ thứ hai là lúc chiều tối, thành phần chính là bé mèo đã làm vỡ ly nước.

Ví dụ 05: Vì bão, để đảm bảo an toàn cho học sinh, các em được nhà trường thông báo nghỉ học.

Chúng ta xác định như sau:

Trạng ngữ thứ nhất là vì bão, trạng ngữ thứ hai là để đảm bảo an toàn cho học sinh, thành phần chính là các em được nhà trường thông báo nghỉ học.

Ví dụ 06: Nhằm nâng cao chất lượng học tập, lúc 09 giờ sáng nay, ban giám hiệu nhà trường có cuộc họp.

Chúng ta xác định như sau:

Trạng ngữ thứ nhất là nhằm nâng cao chất lượng học tập, trạng ngữ thứ hai là lúc 09 giờ sáng nay, thành phần chính là ban giám hiệu nhà trường có cuộc họp.

-----------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Đặt câu có hai trạng ngữ và những vấn đề liên quan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022