logo

Đặt câu có hai cụm chủ vị

Câu trả lời chính xác nhất:

- Hoa ẵm em gái để mẹ làm việc.

- Mẫu áo mới ra mắt được đông đảo công chúng tấm tắc khen.

- Vì máy tính bị bể màn hình nên Ngọc phải đưa đi sửa.

- Em trai tôi rất ngoan ngoãn và nó rất chăm chỉ.

Để tìm hiểu hơn về đặt câu có hai cụm chủ vị, mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!


1. Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là thành phần chính của câu. Đây là thành phần không thể thiếu để câu hoàn chỉnh về ngữ - nghĩa.

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Sự vật gì?... Theo tìm hiểu, chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc là một cụm danh từ. Trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ.

Trong một câu, có thể có một hoặc hơn một chủ ngữ.

Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vụ làm chủ ngữ trong câu, nêu người hoặc sự vật.

Đặt câu có hai cụm chủ vị

Ví dụ:

Tôi là học sinh. (Chủ ngữ: Tôi)

Chú gấu rất cao lớn. (Chủ ngữ: Chú gấu).

Cây cổ thụ rợp bóng mát. (Chủ ngữ: Cây cổ thụ).

>>> Xem thêm: Đặt câu có hai dấu phẩy


2. Vị ngữ là gì?

Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ cũng là một thành phần chính của câu để câu được diễn đạt đầy đủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể thấy vị ngữ bị mất đi, chỉ còn mỗi chủ ngữ trong câu, hoặc mất chủ ngữ, chỉ còn vị ngữ. Đây là những trường hợp đặc biệt.

Vị ngữ thường dùng để trả lời cho các câu hỏi Là gì? Như thế nào? Cái gì? làm gì?...

Vị ngữ thường là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ.

Trong một câu, có thể có một hoặc nhiều hơn một vị ngữ.

Ví dụ:

Tôi là học sinh. (Vị ngữ: là học sinh)

Chú gấu rất cao lớn. (Vị ngữ: rất cao lớn

Cây cổ thụ rợp bóng mát. (Vị ngữ: rợp bóng mát)

>>> Xem thêm: Đặt câu có hai trạng ngữ


3. Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu

* Xác định chủ ngữ:

Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì ?, Con gì?... Chỉ chủ thể được nói đến trong vị ngữ (hành động, trạng thái, tính chất …).

* Xác định vị ngữ:

Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi liên quan đến là gì, làm gì, như thế nào; nêu lên đặc điểm, hoạt động, trạng thái, tính chất… mà chủ ngữ đề cập đến. Vị ngữ sẽ cụ thể hóa nó.


4. Hướng dẫn cách đặt câu có hai cụm chủ vị

Để đặt câu có hai cụm chủ vị, trước hết, chúng ta xác định về hình thức, trong một câu sẽ bao gồm có 02 cụm chủ ngữ và vị ngữ.

Tiếp đó, phải làm sao để hai cụm chủ ngữ và vị ngữ này có mối liên kết với nhau để tạo nên một câu văn hoàn chỉnh, trọn vẹn và phù hợp mà không bị rời rạc, lủng củng.

Các bạn có thể đặt những câu văn ngắn, đơn giản, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

Một cách nữa là các bạn có thể đọc những trang sách để tăng thêm nguồn từ vựng phong phú của mình, để việc đặt câu sẽ trở nên hay và bay bổng hơn.

Ví dụ 01: Hôm nay, trời mưa nhưng tôi vẫn đến trường.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là trời, vị ngữ thứ nhất là mưa.

Chủ ngữ thứ hai là tôi, vị ngữ thứ hai là vẫn đến trường.

Từ nhưng được sử dụng nhằm mục đích liên kết hai sự việc lại với nhau.

Ví dụ 02: Con chó sủa gâu gâu còn gà con thì kêu chíp chíp.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là con chó, vị ngữ thứ nhất là sủa gâu gâu.

Chủ ngữ thứ hai là gà con, vị ngữ thứ hai là thì kêu chíp chíp.

Từ còn được sử dụng nhằm mục đích liên kết hai sự vật lại với nhau, so sánh tiếng kêu của loài vật.

Ví dụ 03: Xem kìa, giữa thời tiết nắng thế này, nó đi chơi để mẹ nó phải đi tìm!

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là nó, vị ngữ thứ nhất là đi chơi.

Chủ ngữ thứ hai là mẹ nó, vị ngữ thứ hai là phải đi tìm.

Từ để được sử dụng nhằm mục đích liên kết hai sự việc lại với nhau, so sánh hoạt động của mẹ và con trong câu văn.

Ví dụ 04: Hoa mai nở rộ còn hoa đào thì không.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là hoa mai, vị ngữ thứ nhất là nở rộ.

Chủ ngữ thứ hai là hoa đào, vị ngữ thứ hai là thì không.

Từ còn được sử dụng nhằm mục đích liên kết hai sự vật lại với nhau, so sánh tính chất nở của hai loài hoa.

Ví dụ 05: Vì Ngọc làm hư máy tính nên cô ấy phải đem đi sửa.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là Ngọc, vị ngữ thứ nhất là làm hư máy tính.

Chủ ngữ thứ hai là cô ấy, vị ngữ thứ hai là phải đem đi sửa.

Cặp từ quan hệ vì… - nên… chỉ nguyên nhân kết quả cho sự việc.

--------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Đặt câu có hai cụm chủ vị và những vấn đề liên quan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022