logo

Đặt câu có 02 chủ ngữ

Câu trả lời chính xác nhất:

- Mai, Lan đang cùng nhau học bài.

- Tám chiếc cốc, 04 chiếc bát nhỏ được đặt ngay ngắn trên mặt bàn.

- Bông lan, bông đào đua nhau khoe sắc.

- Từng hàng xe đạp, xe máy xếp thẳng tắp.

- Con chó, con mèo được bà An nuôi đã lâu.

- Bố, mẹ đều thương yêu các con.

- Máy tính, điện thoại là phần thưởng mà Hoa nhận được sau khi đỗ Đại học.

- Quần áo, giày dép được thầy cô chuyển đi tặng các bạn nhỏ vùng sâu vùng xa.

- Cây phượng, cây bàng được trồng ở trường em.

- Cố gắng, kiên trì sẽ đạt được kết quả tốt.

- Hưng, Thịnh là hai đứa con học giỏi và ngoan.

- Cô Thanh, cô Hiền là những người cô mà em yêu quý.

Để tìm hiểu rõ hơn về đặt câu có hai chủ ngữ, mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!


1. Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là thành phần chính của câu. Đây là thành phần không thể thiếu để câu hoàn chỉnh về ngữ - nghĩa.

Đặt câu có 02 chủ ngữ

- Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Sự vật gì?... Theo tìm hiểu, chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc là một cụm danh từ. Trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ.

- Trong một câu, có thể có một hoặc hơn một chủ ngữ.

- Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vụ làm chủ ngữ trong câu, nêu người hoặc sự vật.

Ví dụ:

- Tôi là học sinh. (Chủ ngữ: Tôi)

- Chú gấu rất cao lớn. (Chủ ngữ: Chú gấu).

- Cây cổ thụ rợp bóng mát. (Chủ ngữ: Cây cổ thụ).

>>> Xem thêm: Đặt câu có 01 chủ ngữ


2. Cách nhận biết chủ ngữ

Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì ?, Con gì?... Chỉ chủ thể được nói đến trong vị ngữ (hành động, trạng thái, tính chất …).

>>> Xem thêm: Đặt câu có hai cụm chủ vị


3. Hướng dẫn cách đặt câu có hai chủ ngữ

Để đặt câu có 2 chủ ngữ, trước tiên, chúng ta phải đáp ứng điều kiện về mặt hình thức, trong một câu phải có hai chủ ngữ.

Về nội dung, chủ ngữ ngữ này phải có mối liên hệ với nhau nhằm mục đích vị ngữ cùng chung một tính chất. Chúng ta có thể sử dụng, tìm kiếm những đối tượng gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Hoặc có thể tìm kiếm thông qua nguồn sách báo, mạng xã hội thông dụng để câu văn trở nên lưu loát, gãy gọn, phù hợp.

Ví dụ 01: Mai, Lan đang cùng nhau học bài.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là Mai, chủ ngữ thứ hai là Lan, vị ngữ là đang cùng nhau học bài.

Ví dụ 02: Tám chiếc cốc, bốn chiếc bát nhỏ được đặt ngay ngắn trên mặt bàn.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là tám chiếc cốc, chủ ngữ thứ hai là bốn chiếc bát nhỏ, vị ngữ là được đặt ngay ngắn trên mặt bàn.

Ví dụ 03: Bông lan, bông đào đua nhau khoe sắc.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là bông lan, chủ ngữ thứ hai là bông đào, vị ngữ là đua nhau khoe sắc.

Ví dụ 04: Xe đạp, xe máy xếp thẳng tắp.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là xe đạp, chủ ngữ thứ hai là xe máy, vị ngữ là xếp thẳng tắp.

Ví dụ 05: Con chó, con mèo được bà An nuôi đã lâu.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là con chó, chủ ngữ thứ hai là con mèo, vị ngữ là được bà An nuôi đã lâu.

Ví dụ 06: Bố, mẹ đều thương yêu các con.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là bố, chủ ngữ thứ hai là mẹ, vị ngữ là đều thương yêu các con.

Ví dụ 07: Máy tính, điện thoại là phần thưởng mà Hoa nhận được sau khi đỗ Đại học.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là máy tính, chủ ngữ thứ hai là điện thoại, vị ngữ là là phần thưởng mà Hoa nhận được sau khi đỗ Đại học.

Ví dụ 08: Quần áo, giày dép được thầy cô chuyển đi tặng các bạn nhỏ vùng sâu vùng xa.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là quần áo, chủ ngữ thứ hai là giày dép, vị ngữ là được thầy cô chuyển đi tặng các bạn nhỏ vùng sâu vùng xa.

Ví dụ 09: Cây phượng, cây bàng được trồng ở trường em.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là cây phượng, chủ ngữ thứ hai là cây bàng, vị ngữ là được trồng ở trường em.

Ví dụ 10: Cố gắng, kiên trì sẽ đạt được kết quả tốt.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là cố gắng, chủ ngữ thứ hai là kiên trì, vị ngữ là sẽ đạt được kết quả tốt.

Ví dụ 11: Hưng, Thịnh là hai đứa con học giỏi và ngoan.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là Hưng, chủ ngữ thứ hai là Thịnh, vị ngữ là là hai đứa con học giỏi và ngoan.

Ví dụ 12: Cô Thanh, cô Hiền là những người cô mà em yêu quý.

Chúng ta xác định như sau: Chủ ngữ thứ nhất là cô Thanh, chủ ngữ thứ hai là cô Hiền, vị ngữ là là những người cô mà em yêu quý.

---------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Đặt câu có 02 chủ ngữ và những vấn đề liên quan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022