logo

Đặt câu có 01 chủ ngữ

Câu trả lời chính xác nhất:

- Thầy giáo là người tận tâm, thương yêu các em học sinh.

- Móng vuốt của nó dài, nhọn.

- Con chim nhỏ có tiếng hót líu lo, dễ chịu.

- Bức tranh triển lãm được treo ngay ngắn, thẳng tắp trên mặt tường gỗ.

Để tìm hiểu hơn về đặt câu có 01 chủ ngữ, 02 vị ngữ, mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!


1. Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là thành phần chính của câu. Đây là thành phần không thể thiếu để câu hoàn chỉnh về ngữ - nghĩa.

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Sự vật gì?... Theo tìm hiểu, chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc là một cụm danh từ. Trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ.

Trong một câu, có thể có một hoặc hơn một chủ ngữ.

Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vụ làm chủ ngữ trong câu, nêu người hoặc sự vật.

Ví dụ:

Tôi là học sinh. (Chủ ngữ: Tôi)

Chú gấu rất cao lớn. (Chủ ngữ: Chú gấu).

Cây cổ thụ rợp bóng mát. (Chủ ngữ: Cây cổ thụ).

>>> Xem thêm: Đặt câu có 02 chủ ngữ


2. Vị ngữ là gì?

Đặt câu có 01 chủ ngữ

Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ cũng là một thành phần chính của câu để câu được diễn đạt đầy đủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể thấy vị ngữ bị mất đi, chỉ còn mỗi chủ ngữ trong câu, hoặc mất chủ ngữ, chỉ còn vị ngữ. Đây là những trường hợp đặc biệt.

Vị ngữ thường dùng để trả lời cho các câu hỏi Là gì? Như thế nào? Cái gì? làm gì?...

Vị ngữ thường là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ.

Trong một câu, có thể có một hoặc nhiều hơn một vị ngữ.

Ví dụ:

Tôi là học sinh. (Vị ngữ: là học sinh)

Chú gấu rất cao lớn. (Vị ngữ: rất cao lớn

Cây cổ thụ rợp bóng mát. (Vị ngữ: rợp bóng mát)

>>> Xem thêm: Đặt câu có hai cụm chủ vị


3. Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Xác định chủ ngữ:

Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì?, Con gì?... Chỉ chủ thể được nói đến trong vị ngữ (hành động, trạng thái, tính chất …).

Xác định vị ngữ:

Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi liên quan đến là gì, làm gì, như thế nào; nêu lên đặc điểm, hoạt động, trạng thái, tính chất… mà chủ ngữ đề cập đến. Vị ngữ sẽ cụ thể hóa nó.


4. Hướng dẫn đặt câu có 01 chủ ngữ 02 vị ngữ

Để đặt được câu có 01 chủ ngữ và 02 vị ngữ, trước tiên, về hình thức, chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu trong một câu có một chủ ngữ và hai vị ngữ.

Về nội dung, hai vị ngữ phải có mối liên kết với nhau để đối tượng và tính chất mà đối tượng được nói đến không bị rời rạc, lủng củng, không có ý nghĩa. Trong vị ngữ, chúng ta sử dụng từ sao cho xuất hiện đến hai vị ngữ trong câu. Đó có thể là một câu đơn ngắn có chủ ngữ và vị ngữ hoặc là một câu sử dụng đến hai vị ngữ.

Muốn làm tốt điều này, chúng ta phải học cách quan sát sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống hằng ngày để có nguồn từ phong phú. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tiếp thu qua nguồn sách vở đọc, nghe để có trí tưởng tượng bay bổng, có kiến thức rõ ràng hơn về sự vật, sự việc nhằm đạt được hiệu quả trong việc đặt câu có một chủ ngữ và hai vị ngữ.

Ví dụ 01: Thầy giáo là người tận tâm, thương yêu các em học sinh.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ là thầy giáo, vị ngữ thứ nhất là người tận tâm, vị ngữ thứ hai là thương yêu các em học sinh.

Ví dụ 02: Móng vuốt của nó dài, nhọn.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là móng vuốt của nó, vị ngữ thứ nhất là dài, vị ngữ thứ hai là nhọn.

Ví dụ 03: Con chim nhỏ có tiếng hót líu lo, dễ chịu.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là con chim nhỏ, vị ngữ thứ nhất là có tiếng hót líu lo, vị ngữ thứ hai là dễ chịu (hoặc có tiếng hót dễ chịu).

Ví dụ 04: Bức tranh triển lãm được treo ngay ngắn, thẳng tắp trên mặt tường gỗ.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là bức tranh triển lãm, vị ngữ thứ nhất là được treo ngay ngắn trên mặt tường gỗ, vị ngữ thứ hai là thẳng tắp trên mặt tường gỗ.

Ví dụ 05: Cô gái đấy vừa đẹp vừa tốt bụng.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là là cô gái đấy, vị ngữ thứ nhất là vừa đẹp, vị ngữ thứ hai là vừa tốt bụng.

Ví dụ 06: Chiếc áo của bà thường mang đã cũ, bị sờn vải.

Chúng ta xác định như sau:

Chủ ngữ thứ nhất là chiếc áo của bà thường mang, vị ngữ thứ nhất là đã cũ, vị ngữ thứ hai là bị sờn vải.

-------------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Đặt câu có 01 chủ ngữ và những vấn đề liên quan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022