logo

Đặt câu có một từ đồng âm với từ chín

Câu trả lời chính xác nhất:

Anh ấy là một người chín chắn.

Quả na góc vườn ngoại trồng đã chín.

Chín giờ sáng rồi!

Thầy Chín là người giáo viên tận tâm với nghề.

Để tìm hiểu hơn về từ đồng âm, đặt câu có một từ đồng âm với từ chín, mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!


1. Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau hoặc cấu tạo âm thanh giống nhau, tuy nhiên lại khác nhau về nghĩa và từ loại.

Từ đồng âm thường bị nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa.

>>> Xem thêm: Đặt câu có từ láy tả tiếng gió thổi mạnh


2. Vai trò của từ đồng âm

Từ đồng âm được sử dụng cả trong văn nói lẫn văn viết. Đối với người xưa, họ thường dùng để chế thơ với mục đích là chơi chữ, tạo ra được nhiều câu nói với những nét nghĩa khác nhau, mang lại sự hứng thú, bất ngờ cho đối phương hay người đọc.

Đồng thời, từ đồng âm còn được dùng để nhấn mạnh nội dung câu.

>>> Xem thêm: Đặt câu có từ láy toàn bộ


3. Phân loại

Đặt câu có một từ đồng âm với từ chín

Có thể chia từ đồng âm thành các loại như sau:

Đồng âm từ vựng ghi tên: có nghĩa là tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

Ví dụ:

Quả na chín trĩu cây (01)

Quả này đi toi rồi! (02)

Quả trong 02 câu trên đều thuộc từ loại danh từ. Quả trong câu 01 chỉ một loại trái cây (quả na), còn quả trong câu 02 chỉ một sự việc nào đó (quả này).

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp: các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ loại.

Ví dụ:

Ngày hôm nay, bà Hoa bán ế khách. (01)

Mọi người gọi cô ấy là người phụ nữ ế vì đã quá tuổi lập gia đình. (02)

Từ ế trong câu 01 chỉ tính chất rằng quán bà Hoa hôm nay vắng. Còn ế trong câu 02 mang nghĩa cô gái chưa lấy chồng.

Đồng âm từ với tiếng: các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, kích thước ngữ âm đều không vượt quá một tiếng.

Ví dụ:

Đừng la con nữa! (01)

Con la là con vật lại giữa ngựa cái và lừa đực. (02)

Từ la trong câu 01 chỉ âm thanh, mang nghĩa to tiếng, quát mắng… Còn la trong câu 02 chỉ loài động vật tên la.

Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch.

Ví dụ:

Vào mỗi sáng chủ nhật, chúng tôi lại thấy cụ ông ngồi một mình ở góc quán bên cốc cà phê đen.

Hình thức bán coffee mang đi hiện đang trở nên phổ biến.


4. Cách sử dụng từ đồng âm

Xuất phát từ bản chất của từ đồng âm là từ có cách phát âm giống nhau nhưng nét nghĩa lại hoàn toàn khác nhau nên trong giao tiếp, đối phương cần chú ý đến ngữ cảnh nhằm tránh hiểu sai ý mà người nói, người viết trình bày.

Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm: thường mang nghĩa gốc và các nghĩa khác sẽ không có mối liên hệ với nhau, không thể thay thế cho nhau ở các ngữ cảnh.

Từ nhiều nghĩa: có sự liên kết với nghĩa gốc. Khi được chuyển sang nghĩa chuyển, trong một số trường hợp, có thể thay thế bằng từ khác.


6. Hướng dấn sử dụng từ đồng âm

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu được bản chất của từ đồng âm. Đó là cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa thì hoàn toàn khác nhau.

Để câu văn được sử dụng trong văn nói hay văn viết được hay và cuốn hút, chúng ta có thể dùng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt, ngắt dòng, xuống dòng với các từ đồng âm trong câu đơn hoặc câu ghép. Có thể có thêm thành phần phụ để giải thích nghĩa rõ hơn.

Ví dụ:

Đối với từ xanh, chúng ta có thể có các từ đồng âm như màu xanh (chỉ màu sắc), xoài còn xanh (chỉ tính chất chưa chín của trái xoài), xanh xao (chỉ trạng thái yếu ớt, ốm yếu)…

Đối với từ đường, chúng ta có thể có các từ đồng âm như đường sá (là danh từ chỉ con đường), đường ngọt (chỉ loại gia vị),…

Đối với từ đá, chúng ta có thể có các từ đồng âm như hòn đá (chỉ sự vật), đá trái bóng (chỉ hoạt động)…


7. Hướng dẫn đặt câu có một từ đồng âm với từ chín.

Để đặt câu có một từ đồng âm với từ chín, chúng ta phải đảm bảo về mặt hình thức, trong câu bắt buộc phải có từ chín.

Về nội dung, chúng ta có thể liên tưởng, sáng tạo những từ liên qua tới từ chín. Đó có thể về con người, về đặc điểm, về tính chất… Để làm được điều này, chúng ta có thể trau dồi, học hỏi qua cách hành văn trong các trang sách báo.

Ví dụ 01: Anh ấy là một người chín chắn.

Chúng ta xác định như sau:

Từ chín ở đây được xem là từ dùng để miêu tả đặc điểm tính cách của nhân vật.

Ví dụ 02: Quả na góc vườn ngoại trồng đã chín.

Chúng ta xác định như sau:

Từ chín ở đây được xác định là tính chất chín của quả na.

Ví dụ 03: Chín giờ sáng rồi!

Chúng ta xác định như sau:

Từ chín ở đây được xác định là từ chỉ thời gian.

Ví dụ 04: Thầy Chín là người giáo viên tận tâm với nghề.

Chúng ta xác định như sau:

Từ chín ở đây được xác định là tên của một người thầy.

----------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Đặt câu có một từ đồng âm với từ chín và những vấn đề liên quan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022