Câu trả lời chính xác nhất:
Hoa là cô gái chăm chỉ, tháo vát.
Mít dai và thơm.
Đó là một ngôi nhà đẹp, khang trang.
Sau trận ốm, cụ yếu và xanh xao rất nhiều.
Thầy Mạnh là người thầy yêu nghề và thương yêu các em học sinh.
Thành công là sự nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ.
Truyện cổ tích giàu yếu tố tưởng tượng và luôn có sức hấp dẫn.
Điện thoại đã trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay.
Sách là người bạn, người thầy của chúng ta.
Thầy cô là người gieo con chữ, là người chèo thuyền đưa tri thức cập bến cho đàn em thân yêu.
…
Để tìm hiểu hơn về trạng ngữ và cách đặt câu có hai vị ngữ, mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Đặt câu có từ láy tả tiếng gió thổi mạnh
Vị ngữ là một thành phần chính của câu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể thấy vị ngữ bị mất đi, chỉ còn mỗi chủ ngữ trong câu, hoặc mất chủ ngữ, chỉ còn vị ngữ. Đây là những trường hợp đặc biệt.
Vị ngữ thường dùng để trả lời cho các câu hỏi Là gì? Như thế nào? Cái gì? làm gì?...
Vị ngữ thường là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ.
Trong một câu, có thể có một hoặc nhiều hơn một vị ngữ.
Ví dụ:
Tôi là học sinh. (Vị ngữ: là học sinh)
Chú gấu rất cao lớn. (Vị ngữ: rất cao lớn
Cây cổ thụ rợp bóng mát. (Vị ngữ: rợp bóng mát)
>>> Xem thêm: Đặt câu có một từ đồng âm với từ chín
Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi liên quan đến là gì, làm gì, như thế nào; nêu lên đặc điểm, hoạt động, trạng thái, tính chất… mà chủ ngữ đề cập đến. Vị ngữ sẽ cụ thể hóa nó.
Hướng dẫn cách đặt câu có hai vị ngữ
Để đặt câu có hai vị ngữ, trước tiên, chúng ta phải đáp ứng đúng yêu cầu về mặt hình thức, trong một câu có hai vị ngữ.
Về nội dung, vị ngữ phải thể hiện được tính chất, hoạt động, đặc điểm, trạng thái… mà chủ ngữ đề cập đến. Muốn làm được điều này, chúng ta có thể quan sát những sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, hoặc có thể tìm hiểu qua sách vở, nguồn mạng xã hội để biết cách dùng từ, cách đặt câu nhằm việc đặt câu trở nên hay và hấp dẫn hơn.
Đặt câu có hai vị ngữ sẽ không trở thành yêu cầu khó với chúng ta nếu chúng ta biết cách quan sát từ thực tiễn để áp dụng linh hoạt vào hoạt động nói, viết. Thông qua đó, giúp chúng ta có được nhiều nguồn từ phong phú.
Ví dụ 01: Hoa là cô gái chăm chỉ, tháo vát.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là Hoa, vị ngữ thứ nhất là là cô gái chăm chỉ, vị ngữ thứ hai là là cô gái tháo vát.
Ví dụ 02: Mít dai và thơm.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là mít, vị ngữ thứ nhất là dai, vị ngữ thứ hai là thơm.
Ví dụ 03: Đó là một ngôi nhà đẹp, khang trang.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là một ngôi nhà, vị ngữ thứ nhất là đẹp, vị ngữ thứ hai là khang trang.
Ví dụ 04: Sau trận ốm, cụ yếu và xanh xao rất nhiều.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là cụ, vị ngữ thứ nhất là yếu, vị ngữ thứ hai là xanh xao rất nhiều.
Ví dụ 05: Thầy Mạnh là người thầy yêu nghề và thương yêu các em học sinh.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là thầy Mạnh, vị ngữ thứ nhất là người thầy yêu nghề, vị ngữ thứ hai là thương yêu các em học sinh.
Ví dụ 06: Thành công là sự nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là thành công, vị ngữ thứ nhất là sự nỗi lực, vị ngữ thứ hai là kiên trì không ngừng nghỉ.
Ví dụ 07: Truyện cổ tích giàu yếu tố tưởng tượng và luôn có sức hấp dẫn.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là truyện cổ tích, vị ngữ thứ nhất là giàu yếu tố tưởng tượng, vị ngữ thứ hai là luôn có sức hấp dẫn.
Ví dụ 08: Điện thoại đã trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là điện thoại, vị ngữ thứ nhất là đã trở thành vật dụng quen thuộc, vị ngữ thứ hai là không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay.
Ví dụ 09: Sách là người bạn, người thầy của chúng ta.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là sách, vị ngữ thứ nhất là là người bạn, vị ngữ thứ hai là người thầy của chúng ta.
Ví dụ 10: Thầy cô là người gieo con chữ, là người chèo thuyền đưa tri thức cập bến cho đàn em thân yêu.
Chúng ta xác định như sau:
Chủ ngữ là thầy cô, vị ngữ thứ nhất là là người gieo con chữ, vị ngữ thứ hai là là người chèo thuyền đưa tri thức cập bến cho đàn em thân yêu.
------------------------------------
Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Đặt câu có hai vị ngữ và những vấn đề liên quan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt!