Hướng dẫn:
- Bước 1: Tách các biểu thức theo từng tích trong phép tính.
- Bước 2: Quan sát để tìm ra thừa số chung cùng xuất hiện ở tất cả các tích.
- Bước 3: Đưa thừa số vừa tìm được ra ngoài (trở thành thừa số chung).
Ví dụ: tính giá trị biểu thức
24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2
= 24 x (5+ 3 + 2)
= 240
Hướng dẫn:
- Khi nhân một số (hoặc một tổng, một hiệu) với 0 thì kết quả của phép tính đó bằng 0.
- Khi chia 0 cho một số (hoặc một tổng, một hiệu) thì kết quả của phép tính đó bằng 0.
Ví dụ: Tính nhanh:
(18 – 9 x 2) x (2 + 4 + 6 + 8 + 10)
= (18 - 18) x (2 + 4 + 6 + 8 + 10)
= 0 x (2 + 4 + 6 + 8 + 10) = 0
Hướng dẫn:
- Ở bài tập này ta sẽ ghép các số để khi thực hiện phép tính sẽ được kết quả là một số tròn trục hoặc tròn trăm.
Ví dụ : Tính nhanh: B = 8 x 5 x 125 x 4 x 2 x 25
Giải:
B = 8 x 5 x 125 x 4 x 2 x 25 B = (5 x 2) x (8 x 125) x (4 x 25) = 10 x 1000 x 100 = 1 000 000.
Hướng dẫn:
- Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé nhất của dãy): khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1
- Bước 2: Tính tổng của dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy) x số số hạng có trong dãy : 2
Ví dụ 1:
a) Tính số lượng số hạng của dãy số sau:
1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, …, 94, 97, 100.
Ta thấy:
4 - 1 = 3
7 - 4 = 3
10 - 7 = 3
...
97 - 94 = 3
100 - 97 = 3
Vậy dãy số đã cho là dãy số cách đều, có khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp là 3 đơn vị. Nên số lượng số hạng của dãy số đã cho là:
(100 - 1) : 3 + 1 = 34 (số hạng)
b) Tính tổng của dãy số cách đều:
Tổng = [ (số đầu + số cuối) x Số lượng số hạng ] : 2
Ví dụ : Tổng của dãy số 1, 4, 7, 10, 13, …, 94, 97, 100 là:
[ (1+ 100) x 34 ] : 2 = 1717
Ví dụ 2: Cho dãy số: 2; 4; 6; 8; 10; 12; ...............
Tìm số hạng thứ 2014 của dãy số trên?
Phân tích: Từ bước 1 học sinh sẽ tìm ra cách tìm số hạng lớn nhất trong dãy là: Số hạng lớn nhất = (Số số hạng trong dãy – 1) x khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp+ số hạng bé nhất trong dãy.
Bài giải
Số hạng thứ 2014 của dãy số trên là:
(2014 – 1) x 2 + 2 = 4028
Đáp số: 4028