logo

Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lớp 10

Tham khảo Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lớp 10 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lớp 10 (ngắn gọn, hay nhất)

Đề bài yêu cầu thuyết minh về một tác phẩm văn học “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ. Học sinh cần nhớ được những kiến thức cơ bản về thể loại, xuất xứ, cốt truyện, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Ngoài ra những nét về tác giả, thời đại... chỉ nhằm làm nổi bật được giá trị của tác phẩm.


Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Mẫu số 1

MỞ BÀI

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ, một trong những tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kì bút”.

THÂN BÀI

-    Giới thiệu chung về tác phẩm:

+ Tác giả: Nguyễn Dữ.

+ Thể loại: Truyền kì.

+ Xuất xứ: Rút từ tập Truyền kì mạn lục.

+ Hoàn cảnh sáng tác: khi Nguyễn Dữ dời chốn quan trường về quê vui thú lâm tuyền.

-    Giới thiệu tóm tắt nội dung tác phẩm.

-    Giới thiệu về giá trị tác phẩm.

+ Giá trị nội dung.

+ Giá trị nghệ thuật.

-    Đánh giá về giá trị và đóng góp của tác phẩm.

KẾT BÀI

Khẳng định lại ý nghĩa tác phẩm trong tâm hồn người đọc. Khẳng định giá trị của tác phẩm với thời gian.


Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Mẫu số 2

MỞ BÀI

-    “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm thành công trong việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà.

-    Cùng với những tác phẩm khác, truyện đã góp phần làm nên sức sống của Truyền kì mạn lục -một áng “thiên cổ kì bút”.

THÂN BÀI

-    Giới thiệu chung về tác phẩm:

+ Tác giả: Nguyễn Dữ.

+ Thể loại: Truyền kì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào Việt Nam cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc.

+ Xuất xứ: được rút từ tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (xem lại ở đề 2).

-    Giới thiệu về giá trị của tác phẩm

+ Giá trị nội dung:

•    Ngợi ca Ngô Tử Văn - hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khẳng khái chống lại gian tà, bảo vệ cho Thổ công đất Việt.

•    Gửi gắm ước mơ công lí, thể hiện niềm tin ở sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, chính với tà.

•    Đặt vào bối cảnh lịch sử của thời đại, truyện còn mang một giá trị hiện thực sâu sắc.

+ Giá trị nghệ thuật :

•    Sự kết hợp thành công yếu tố ảo và thực.

•    Là sự tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ cốt truyện đến bố cục, tình tiết.

- Đánh giá về đóng góp và giá trị của tác phẩm trong đời sống văn học và với mỗi người:

+ Đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán, của thể loại truyền kì.

+ Dạy ta về lòng dũng cảm, đem đến cho ta niềm tin vào cuộc sống, vào sự chiến thắng của chính nghĩa.

KẾT BÀI

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ cương trực giữa đời.

Truyện còn cho ta bài học nhân sinh: Phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.


Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Mẫu số 3

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…)

– Giới thiệu vấn đề thuyết minh: Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

2, Thân bài

a, Giới thiệu về thể loại truyền kì và tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ

– Truyền kì là một thể văn xuôi của thời trung đại, có nguồn gốc từ Trung Quốc và mang những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ thuật.

– Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”:

     + Gồm 20 truyện, ghi chép lại những truyện được lưu truyền trong dân gian dưới thời Lí, Trần, Hồ và Lê sơ. 

     + Giá trị nội dung:

          * Phản ánh bức tranh hiện thực xã hội phong kiến đương thời, đề cập đến số phận những người phụ nữ đức hạnh rơi vào tình cảnh éo le 

          * Đề cao tinh thần dân tộc, khát vọng của người tri thức dũng cảm, tâm huyết , trung trực đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa.

     + Giá trị nghệ thuật: Sử dụng chi tiết vừa thực vừa ảo, vừa hoang đường, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thần thánh và ma quỷ có sự tương giao.

b, Tóm tắt nội dung tác phẩm

– “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là câu chuyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn – một con người với tính tình khảng khái, cương trực, là hình ảnh tiêu biểu cho người trí thức Việt Nam trong xã hội xưa.

     + Ngô Tử Văn và hành động đốt đền tà: tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần Bách hộ họ Thôi mà Ngô Tử Văn đã quyết định đốt đền với một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân.

=> Hành động ấy của Ngô Tử Văn cho thấy Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, không chấp nhận gian tà, điều ngang trái, vô lí tồn tại trong xã hội, nhất là hại đến dân lành.

     + Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn đã có cuộc gặp gỡ với hồn ma tên tướng giặc và Thổ công.

     + Chàng đã bị dẫn xuống âm ti để gặp Diêm Vương: ới sự khảng khái, cương trực của mình, không một chút lo lắng, sợ hãi, bằng những lời lẽ “rất cứng cỏi, ko chịu nhún nhường chút nào”, chàng đã vạch rõ tội trạng của tên tướng giặc và từng bước giành phần chiến thắng về mình.

     + Cuối cùng, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên.

– Giá trị nội dung của tác phẩm:

     + Đề cao tinh thần chính nghĩa, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn nói riêng và những người trí thức Việt nói chung. 

     + Phê phán những ngang trái, bất công của xã hội đương thời và sự tham nhũng, lộng quyền của giai cấp phong kiến. 

     + Thể hiện niềm tin, mơ ước của nhân dân về một xã hội công bằng.

c, Khái quát những đặc sắc về giá trị nghệ thuật

– Cốt truyện giàu kịch tính cùng cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, có cao trào, thắt nút, mở nút. 

– Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

3, Kết bài

Khái quát những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm và nêu cảm nghĩ của bản thân.


Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Mẫu số 4

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm.

II. Thân bài:

a. Tác giả:

- Tác giả Nguyễn Dữ, có người gọi là Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, quê ở tỉnh Hải Dương.

- Ông được xem là người đã đưa khái niệm "truyền kỳ" tiến vào văn học của nước ta.

- Để lại duy nhất tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyền kỳ khác nhau.

b. Khái niệm truyền kỳ:

- Các tác phẩm văn xuôi trung đại có các yếu tố hoang đường kì ảo. Ở đó có sự tương giao giữa thế giới con người với cõi âm, cõi tiên với sự xuất hiện của thánh thần, ma quỷ làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời góp phần phản ánh các nội dung cốt lõi trong quan niệm của tác giả.

c. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục:

- Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện gồm có 20 truyện khác nhau được viết bằng chữ Hán chứa nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI.

- Nội dung chính của các truyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục là vạch trần hiện thực xã hội phong kiến đương thời thối nát, cảm thông cho số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp phẩm cách, đạo đức, trí tuệ của con người, thể hiện sự ủng hộ quan niệm "lánh đục về trong" của cách danh sĩ đường thời, cũng phản ánh ước mơ, niềm tin của nhân dân về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

d. Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tự tóm tắt).

e. Nội dung cốt lõi của tác phẩm:

* Sự kiên định chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn:

- Thể hiện trong thái độ và cách hành động của chàng khi đốt đền của yêu quái, trong việc chàng đối mặt với lời đe dọa của tên ác thần.

- Thái độ bình tĩnh của chàng khi bị bắt về cõi âm ti, với sự xuất hiện của các loài quỷ nanh ác, không gian rùng rợn ghê sợ.

- Sự chính trực, ngay thẳng, dũng cảm thể hiện trong việc chàng đấu tranh, minh oan cho bản thân trước mặt Diêm Vương.

- Kết quả: Giành được chiến thắng, mang lại sự yên ổn cho nhân dân, giải oan cho bản thân, lấy lại ngôi đền cho Thổ thần và được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên, trở thành tiên.

=> Khẳng định niềm tin chính nhất định sẽ thắng tà. Mặt khác nhân vật Ngô Tử Văn còn đại diện cho anh tài đất Việt giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược, nêu cao tinh thần dân tộc, sự anh dũng, mạnh mẽ của nhân dân ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, chống lại cái ác cái xấu.

* Ngụ ý phê phán:

- Hồn ma tên tướng giặc lúc sống làm quân xâm lược lúc chết đi lại làm yêu quái quấy nhiễu dân lành. Từ đầu tới cuối lên mang trong mình dã tâm xâm lược, đáng phải nhận sự trừng trị, tiêu diệt.

- Phản ánh sự bất công đầy rẫy trong xã hội phong kiến thối nát, thông qua chuyện tên tướng giặc hối lộ thánh thần, còn lực lượng thực thi công lý như Diêm Vương lại bị che mắt.

f. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, mở đầu bằng tình tiết khác lạ, xây dựng cao trào truyện đầy kịch tính lô-gíc, với các nút thắt, và cách giải quyết hợp lý, làm thỏa mãn người đọc.

- Yếu tố kỳ ảo hoang đường được đưa vào một cách khéo léo làm nổi bật chủ đề, nội dung câu chuyện, đồng thời khắc họa rõ ràng tính cách của nhân vật.

III. Kết bài:

- Nêu tổng kết.

---/---

Dựa vào Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lớp 10 được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/03/2021 - Cập nhật : 21/03/2021