logo

Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Tham khảo Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, qua đó nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thành bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. 


Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao - Bài mẫu 1

Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất

1. Mở bài:

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.

– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.

2. Thân bài:

– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam

– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?

– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão

– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.

– Lão Hạc là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.

Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.

– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.

– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.

– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.

– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.

– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

3. Kết bài:

– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .

– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.


Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao - Bài mẫu 2

1. Mở bài:

Giới thiệu một cách khái quát về tác giả Nam Cao và tác phẩm lão Hạc (Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của thế kỉ XX, ông đã để lại rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị, một trong số đó có thể kể đến, đó chính là tác phẩm Lão Hạc).

2. Thân bài:

- Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng:

+ Trước khi bán: Đắn đo, suy tính, coi là việc hệ trọng. Bởi với Lão Hạc thì Cậu Vàng còn là người bạn, người con, người thân của Lão

+ Sau khi bán thì lại có tâm trạng day dứt, đau khổ, tự trách mình

→ Qua việc bán chó thể hiện được con người của Lão Hạc, sống tình nghĩa, thủy chung và rất trung thực; Cũng thể hiện được tấm lòng của người cha thương con, từ ngày con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền, lão Hạc vừa mong mỏng đợi chờ vừa mang tâm trạng ăn năn,hội hận khi làm cha mà không lo nổi cho cuộc sống của con. Người cha này day dứt đau khổ vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão Hạc cố gắng tích cóp,dành dụm để tiền cho con, vì vậy mà dù thương cậu Vàng nhưng lão vẫn quyết định bán.

- Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc:

+ Tình cảnh đói khổ, tù túng đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát

+ Cái chết tự nguyện xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng của chính lão Hạc

- Ý nghĩa cái chết:

+ Cái chết dữ dội thể hiện ý muốn tự trùng phạt

+ Tố cáo xã hội tàn ác đã đẩy con người lương thiện, hiền lành vào con đường chết

+ Thể hiện được nhân cách cao đẹp: thà chết chứ không bán rẻ lương tâm, phẩm chất của mình

- Thái độ, tình cảm của người đọc: Xót thương, đồng cảm

3. Kết bài:

Tóm gọn nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Tham khảo: Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao


Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao - Bài mẫu 1

Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất (ảnh 2)

     Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

     Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

     Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

     Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

     Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

     Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bấy giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

     Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ai. Chính lòng tự trọng "hác dịch" đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

     Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

     Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

     Thật vậy, truyện ngắn "Lão Hạc" kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.


Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao - Bài mẫu 2

     Đọc xong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, hẳn không ít người còn day dứt, dằn vặt và suy nghĩ về cái chết của lão. Chưa bao giờ ta lại thấy được rõ nét như lúc này về ranh giới giữa trắng và đen, giữa thị phi và đạo đức lại mỏng manh và nhập nhằng như lúc này. Cái chết của Lão Hạc là cái chết để nói lên tính cách, nhân cách của chính lão.

     Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ lão chết để lại cho hai cha con lão một mảnh vườn, thằng con trai đã đến tuổi lấy vợ, nhưng vì nghèo quá không đủ tiền thách cưới. Con trai lão cũng vì thế mà bỏ đi làm đồn điền cao su năm hay sáu năm nay chưa thấy về. Lão Hạc đã tìm đến cái chết. Lão chết để lại cho mọi người sự bàng hoàng, xót xa. Có thể nói, lão chết vì đã nỡ lừa một con chó không? "Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó". Con chó đó được anh con trai lão mua về, khi anh đi làm thì để lại cho lão nuôi. Lão coi nó như một người bạn tri kỷ, một đứa con, đứa cháu tinh thần mà anh con trai để lại, khi ông nói chuyện với nó, ông gọi anh con trai là "bố cậu", thế nên ông đặt tên cho nó là "cậu Vàng". Có chuyện gì lão cũng kể cho cậu nghe, lão ăn gì, nó ăn nấy, có khi nó còn ăn nhiều hơn lão nữa. Vậy mà, lão quyết định bán nó. Nhưng quyết định bán cậu Vàng của lão đưa ra thật không dễ dàng chút nào. Lão đã nhắc đến chuyện này nhiều lần rồi, đến nỗi ông giáo "nghe câu ấy đã nhàm". Thế nhưng, lần này lão làm thật. Sau khi bán cậu Vàng không bao lâu, lão gửi mảnh vườn và tiền để lo ma chay của mình cho ông giáo. Lão tìm đến cái chết. Cái chết của lão thật đau đớn và kinh hoàng. "Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết." Lão chết như để trả nợ với cậu Vàng, vì lão đã nỡ nhẫn tâm lừa nó. Lão không chọn cho mình một cái chết nhẹ nhàng hay không đau đớn, vật vã mà ngược lại. Dường như lão muốn được cậu Vàng tha thứ. Bởi với lão, cậu Vàng như một đứa con, một người bạn tri kỷ, một kỷ niệm mà anh con trai để lại. Khi vừa bán chó xong, lão sang ngay nhà ông giáo và nói "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!". Câu nói rất tỉnh táo, không hề có ý gì thương xót hay hối hận mà ngược lại, nó như có ý khoe khoang một việc gì đó. Vậy mà, chỉ sau đó một khoảnh khắc, Nam Cao đã tả ngay cho ta thấy "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Và chỉ chờ một giọt nước, một tác động nhỏ là mọi cảm xúc, mọi kìm nén sẽ vỡ òa ra. "Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ..." , chỉ sau một câu hỏi của ông giáo. Và sau khi bán chó đi, tâm hồn lão dường như trống rỗng. Lão chết như để trả lời cho câu trách móc của con chó mà lão tưởng tượng ra.

     Nhưng tất cả không chỉ có vậy, lão chết vì tình thương mà lão dành cho con trai quá lớn lao, không gì có thể thay thể được. Và lão chết cũng là để cho xã hội đương thời lúc đó thấy được cách họ đã dồn ép những người nông dân lao động nghèo đến đói cùng đói cực như thế nào. Anh con trai lão yêu một cô gái và muốn cưới làm vợ, nhưng nhà gái lại thách cao quá, lão không đủ tiền để trả. Vậy là anh đòi bán mảnh vườn mà mẹ anh đã "thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi" mới mua được, nhưng lão không đồng ý. Lão hết lời khuyên ngăn, cuối cùng thì anh con trai cũng ưng thuận nghe theo. Bởi quá nghèo khổ, anh con trai quyết tâm đi làm ở đồn điền cao su mong thoát khỏi cuộc sống cùng cực, tủi nhục lúc bấy giờ. Lão ở nhà cùng với cậu Vàng. Với tình yêu bao la dành cho con trai, lão tự làm thuê để kiếm ăn qua ngày, còn tiền hoa lợi của mảnh vườn thì để ra, gom góp cho anh con trai để anh có tiền cưới vợ, hoặc có vốn làm ăn. Nhưng thật là, người tính không bằng trời tính. "Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ!" Bao nhiêu tiền của tích góp bấy lâu của ông đội nón ra đi theo tiền thuốc men, tiền ăn uống. Lão đau lòng, xót ruột lắm. Lão lại lo cho anh con trai của lão, lão sợ làm gánh nặng cho con mình. "Tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao? ..." Lão luôn đặt con trai ở vị trí trên cùng, quan trọng nhất, luôn tìm mọi cách để tốt cho con mà không quan tâm, không suy nghĩ gì cho mình hết. Lão trăn trở, suy nghĩ và lão quyết định. Lão gửi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn, bao giờ con trai lão về thì giao lại cho nó, lão còn hai mươi lăm đồng bạc với năm đồng bán chó nữa là tròn ba mươi đồng, lão vét sạch, gửi ông giáo để phòng lo ma chay cho mình không lại phiền đến bà con hàng xóm. Từ đó "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món nấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc." Lão sống như thế nào cũng được, chỉ cần lão không làm phiền đến ai, không làm gánh nặng cho con trai mình là lão vui rồi. Tấm lòng của người cha là vậy đó, tất cả những gì tốt đẹp nhất đều dành hết cho con cái của mình. Tới cùng cực, lão không cầm cự nổi nữa, lão tìm đến cái chết như để giải thoát cho mình, giải thoát cho anh con trai và cũng là giải thoát cho cái xã hội nghèo nàn đương thời mà lão đang sống. Lão tính toán tất cả, làm tất cả mọi việc chỉ để cho con trai lão có cuộc sống tốt hơn.

     Gấp trang sách lại ta thấy Lão Hạc là một người nông dân lao động nghèo khổ gần bùn nhưng lại chẳng hôi tanh mùi bùn, mà ngược lại, lão lại là một người cha hết mực, hết lòng vì con cái. Là một người nhân hậu, thương yêu loài vật, đó là cậu Vàng. Cái chết của lão chính là tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh thức những ai đang lầm đường, lạc lối, không được vì cái ăn, cái hư danh trước mắt mà bán đi linh hồn, nhân cách, phẩm giá của mình.

Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất (ảnh 3)


Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao - Bài mẫu 3

     Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Tác phẩm của ông đều gắn liền với số phận, hình ảnh của người nông dân khốn khổ.

     Tác phẩm "Lão Hạc" là một tác phẩm hay thể hiện cái nhìn nhân văn nhân đạo của tác giả Nam Cao dành cho nhân vật của mình, những người nông dân nghèo khổ, bần cùng của xã hội phong kiến.

     Khi đọc xong truyện ngắn này nhiều người không khỏi bị ám ảnh bởi cái chết đau đớn, nhiều ám ảnh của nhân vật chính. Những suy nghĩ của ông lão đã khiến nhiều người đọc phải bật khóc cảm thương cho một người cha yêu con, sống đạo đức chuẩn mực không bị cái xấu, cái ác làm hoen ố đi danh dự và nhân phẩm của mình.

     Lão Hạc là người nông dân nghèo, dưới đáy xã hội lão "góa" vợ sớm có người con trai thì bị bắt đi làm tại đồn điền cao su của giặc. Một nơi nổi tiếng tàn ác "Cao su đi dễ khó về. Khi đi trai tráng khi về bủng beo"

     Lão có một mảnh vườn là của nả, hương hỏa bao năm cha ông để lại là tài sản duy nhất mà lão có thể để dành cho con trai mình khi tới tuổi lập gia đình có chỗ nương thân. Lão không có gì nữa ngoài con chó, người bạn thân tri kỷ chia sẻ mọi vui buồn với lão. Lão coi con chó như con trai mình vậy đặt tên cho nó là cậu "Vàng"

     Lão sống hiền lành không làm hại ai nhưng những kẻ có tiền có quyền trong cái xã hội ấy không cho lão được sống yên phận nghèo của mình. Khi gia đình Bá Kiến suốt ngày nhăn nhe muốn chiếm mảnh vườn của lão.

     Một tài sản lão quý hơn cả tính mạng mình. Năm lần bảy lượt chúng tìm cách gạ gẫm không được chúng bèn bày mưu hãm hại lão để có thể chiếm được mảnh vườn.

Không còn cách nào khác lão nghĩ tới cái chết. Chỉ có cái chết mới giải thoát lão khỏi cuộc sống cô độc, nghèo đói, khốn khổ này. Chỉ có cái chết mới giúp hắn giữ được mảnh đất tổ tiên hương hỏa này cho con trai lão.

     Nghĩ thế hắn bèn tìm cách hành động. Trước tiên lão phải bán con Vàng người bạn thân thiết của mình đi, bởi khi lão chết rồi thì ai chăm sóc nó, rồi nó cũng sẽ chết đói hoặc bị bọn bắt trộm chó làm thịt mà thôi.

     Lão bán con Vàng như bán đi một phần linh hồn của mình vậy, lão đau đớn vô cùng.Rồi lão đi sang Binh Tư xin bả chó. Binh Tư là một tay chuyên trộm cắp vặt trong làng, và thường xuyên bắt trộm chó nhà khác bán lấy tiền nên trong nhà hắn lúc nào cũng sẵn thứ này.

     Khi thấy Lão Hạc sang xin bả cho Binh Tư tưởng mình có thêm đồng nghiệp làm nghề thất đức như mình nên cười ha hả còn chọc lão có vụ gì ngon thì chia cho hắn với.

     Nhưng hắn đâu ngờ rằng Lão Hạc sang xin bả chó cho chính mình.

     Trước khi chết lão cũng lo lắng rất chu toàn. Lão sang nhà thầy giáo Thứ rồi nhờ thầy giữ hộ giấy tờ nhà, gửi tiền để nếu chẳng may lão có mệnh hệ nào thì lấy tiền đó lo ma chay, mua quan tài, bởi lão biết trong cảnh cả nước nghèo khổ, đói kém làm phiền hàng xóm cũng là cái tội. Lão cũng không muốn sau khi mình chết đi rồi không được chôn cất tử tế.

     Một người nông dân ít học hành nhưng lại vô cùng nhiều văn hóa, lão ứng xử chuẩn mực, lương thiện, đạo đức hơn rất nhiều kẻ tưởng có học có chức có quyền trong xã hội mà vô đạo đức, bất lương.

     Rồi lão về nhà tự mình ăn bả chó để tìm tới cái chết. Một cái chết đau đớn, khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn ngào theo từng trang viết.

     Nam Cao đã vô cùng thành công khi khắc họa nhân vật Lão Hạc vô cùng thánh thiện, thanh bạch, một người nông dân nghèo nhưng lương thiện tử tế, một người cha thương con vô bờ bến.

Xem thêm: Vẻ đẹp con người của Lão Hạc qua truyện ngắn của Nam Cao

---/---

Trên đây là Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021